| Hotline: 0983.970.780

Nghề 'ăn cơm dưới đất làm việc trên trời'

Thứ Tư 26/02/2020 , 10:53 (GMT+7)

Đó là nghề trèo cây thốt nốt hái trái và lấy nước nấu đường ở vùng miền núi của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang).

Hiện nay, cây thốt nốt trồng nhiều ở vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đang vào mùa thu hoạch trái và nước để mang đi nấu đường.

Hiện nay, cây thốt nốt trồng nhiều ở vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đang vào mùa thu hoạch trái và nước để mang đi nấu đường.

Cây thốt nốt biểu trưng cho vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, nơi đây giáp biên giới với Campuchia. Người dân trồng cây thốt nốt đem lại nguồn thu nhập cho gia đình vào những tháng mùa khô - thời điểm không thể canh tác hoa màu và lúa.

Cây thốt nốt biểu trưng cho vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, nơi đây giáp biên giới với Campuchia. Người dân trồng cây thốt nốt đem lại nguồn thu nhập cho gia đình vào những tháng mùa khô - thời điểm không thể canh tác hoa màu và lúa.

Bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường. Nghề trèo cây thốt nốt rất mạo hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì miếng cơm manh áo người dân phải chấp nhận nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” cả ngày.

Bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường. Nghề trèo cây thốt nốt rất mạo hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì miếng cơm manh áo người dân phải chấp nhận nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” cả ngày.

Anh Nguyễn Đăng Khoa (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) có hơn 12 năm trèo cây hái trái thốt nốt lấy nước nấu đường, cho biết: Nhiều năm nay tôi sống bằng nghề thuê cây thốt nốt để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 - 70.000 đồng/cây/năm tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít.

Anh Nguyễn Đăng Khoa (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) có hơn 12 năm trèo cây hái trái thốt nốt lấy nước nấu đường, cho biết: Nhiều năm nay tôi sống bằng nghề thuê cây thốt nốt để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 - 70.000 đồng/cây/năm tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít.

Anh Khoa cho biết, gia đình anh có 2 người chuyên trèo lấy nước và trái nên thuê mỗi năm khoảng 450-500 cây thốt nốt.

Anh Khoa cho biết, gia đình anh có 2 người chuyên trèo lấy nước và trái nên thuê mỗi năm khoảng 450-500 cây thốt nốt.

Theo anh Khoa, hiện nay mới đầu mùa lấy nước thốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt mang về nấu đường.

Theo anh Khoa, hiện nay mới đầu mùa lấy nước thốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt mang về nấu đường.

Tuy nhiên, mùa thốt nốt từ tháng 12 năm trước kéo sang tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, khi mưa xuống mới dứt đợt lấy nước nấu đường.

Tuy nhiên, mùa thốt nốt từ tháng 12 năm trước kéo sang tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, khi mưa xuống mới dứt đợt lấy nước nấu đường.

Theo người lấy nước thốt nốt, bình quân cây thốt nốt cao từ 15-20m. Người giỏi, có tay nghề cao một ngày leo khoảng 30-40 cây mang nước thốt nốt về nấu đường.

Theo người lấy nước thốt nốt, bình quân cây thốt nốt cao từ 15-20m. Người giỏi, có tay nghề cao một ngày leo khoảng 30-40 cây mang nước thốt nốt về nấu đường.

Vào tháng 2-3, cây thốt nốt cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

Vào tháng 2-3, cây thốt nốt cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

K

Khoảng 30 lít nước thốt nốt nấu cho ra khoảng 5-6kg đường thành phẩm.

Khoảng 30 lít nước thốt nốt nấu cho ra khoảng 5-6kg đường thành phẩm.

Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên, đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên, đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Nước thốt nốt qua sơ chế nhằm phục vụ giải khát bán cho khách đường với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Nước thốt nốt qua sơ chế nhằm phục vụ giải khát bán cho khách đường với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Đối với những quán võng bán nước thốt nốt, ly ăn kèm với cơm thốt nốt giá 15.000 đồng/ly. Còn trái thốt nốt giá 5.000 - 6.000 đồng/trái.

Đối với những quán võng bán nước thốt nốt, ly ăn kèm với cơm thốt nốt giá 15.000 đồng/ly. Còn trái thốt nốt giá 5.000 - 6.000 đồng/trái.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không cần chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không cần chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Xem thêm
Hà Nội sắp có lộ trình chuyển đổi phương tiện sạch

Bản tin Nông nghiệp và Môi trường tối 16/7 nổi bật với nhiều thông tin đáng chú ý: OCOP Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa; Thúc đẩy truyền thông khoa học nông nghiệp, môi trường; Giá heo hơi lên tới 67.000 đồng/kg… Mời quý vị cùng theo dõi!

Người giữ bản sắc từng sợi vải vùng cao

Bằng tất cả đam mê và tâm huyết, anh Võ Văn Tài – Phó Giám đốc HTX Làng nghề Thổ cẩm Lan Rừng đã cùng bà con gìn giữ bản sắc nghề dệt truyền thống nơi núi rừng Sa Pa.

Chăn nuôi không tiếp xúc + Vaccine Dacovac-ASF2 thắng dịch tả lợn Châu Phi

Thái Nguyên Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi không tiếp xúc cộng sử dụng vaccine dịch tả lợn Châu Phi Dacovac-ASF2, ông Đỗ Văn Lê ở Thái Nguyên đã thành công ở lứa lợn đầu tiên.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất