| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 07/09/2023 , 09:48 (GMT+7)

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén

Thứ Năm 07/09/2023 , 09:48 (GMT+7)

(TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.

Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén

Văn Dinh {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.

Hòn Chén nằm ở xã Hương Thọ (TP. Huế), là ngôi điện rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Cố đô và cũng là ngôi điện duy nhất ở xứ Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Lễ hội điện Hòn Chén hay còn gọi là điện Huệ Nam là một trong những hoạt động tín ngưỡng dân gian của những tín đồ suy tôn Thánh mẫu Thiên Y A Na - vị thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý, lúa, bắp và dạy dân cách trồng trọt. Lễ hội diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch thường niên, với quy mô khá lớn, đây được xem như một Festival văn hóa dân gian trên sông Hương.

lehoihue-1.jpg
Cảnh vàng mã được thả xuống sông Hương trong lễ hội Điện Hòn Chén được PV ghi nhận cách đây nhiều năm

Nét đẹp truyền thống của lễ hội điện Hòn Chén không còn là vấn đề phải bàn nhiều, nhất là khi “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. Điều đáng nói, từ sau năm 1971, các kỳ lễ hội đều tổ chức đoàn rước trên đường sông Hương, từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo (số 352 Chi Lăng, TP. Huế) đến Điện Huệ Nam, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh mẫu, và những hành vi thả vàng mã trực tiếp xuống sông được phản ánh nhiều, gây ô nhiễm môi trường và phản cảm, bức xúc cho du khách. Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng này hầu như không còn, văn minh hơn, sạch sẽ hơn.

Ghi nhận của PV ở đợt tổ chức gần nhất trong năm nay (23-25/8/2023, nhằm 8-10/7 âm lịch), đoàn thuyền rước trên sông Hương được trang trí cờ hoa, hương án nghiêm trang, và quá trình di chuyển đến Điện Hòn Chén không còn cảnh rải vàng mã xuống sông Hương.

Ngay tại bến thuyền trước điện, các thuyền dự lễ được đậu đỗ ngay ngắn, không lộn xộn. Lực lượng chức năng cũng cắt cử người trực, kiểm tra và tuyên truyền để người dân không tụ tập đốt, rải vàng mã ở đoạn cạnh bờ sông. Rác thải cũng không còn xuất hiện trên sông Hương, thay vào đó được bỏ ở các thùng.

lehoihue-2.jpg
Lễ hội vừa diễn ra sạch sẽ, không còn tình trạng đốt vàng mã hay thả rác xuống sông Hương

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trước khi diễn ra lễ hội, Ban tổ chức đã họp để tuyên truyền và quán triệt kỹ đến đông đảo bà con dự lễ về việc nghiêm cấm rải vàng mã xuống sông Hương, hạn chế tối đa việc đốt vàng mã khi đến hành lễ ở Điện Hòn Chén, và nếu đốt thì phải đúng nơi quy định mà đơn vị quản lý di tích đã bố trí, đặt biển.

“Những mùa lễ hội Điện Hòn Chén gần đây, tình trạng đốt vàng mã được hạn chế tối đa, là một tín hiệu tích cực trong xây dựng lễ hội văn hóa, văn minh. Ban tổ chức sẽ tiếp tục duy trì và làm kỹ hơn cho các kỳ lễ hội sau này”, ông Hải nói.

lehoihue-3.jpg
Việc hạn chế tối đa hành vi đốt vàng mã là một tín hiệu tích cực trong xây dựng lễ hội văn hóa, văn minh tại Cố đô Huế

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đơn vị đã đặt nhiều thùng rác ở khu vực di tích Điện Hòn Chén và thông báo đến cộng đồng du khách để tránh xả rác bừa bãi. Đơn vị đã đưa vào vận hành lò đốt vàng mã khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường trong năm ngoái. Lò đốt này được một người dân tài trợ với kinh phí hơn 700 triệu đồng để xây dựng, lắp ráp. Hiện khu vực di tích Điện Hòn Chén có 2 lò đốt vàng mã, song đơn vị đã vận động và thông báo rộng rãi để người dân đến đốt ở lò đốt khép kín mới này.

“Những kỳ lễ hội các năm trước, lò đốt vàng mã có khi 2-3 ngày mới cháy hết. Chúng tôi phải cắt cử người thường xuyên theo dõi, kiểm tra để đảm bảo an toàn khu vực di tích và cảnh quan xung quanh. Nhưng trong kỳ lễ hội năm ngoái và năm nay, khối lượng vàng mã đốt chỉ tập trung ở lò đốt khép kín, và lò cũng chưa vận hành hết công suất thiết kế. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở để người dân đến dự lễ không xả rác làm ảnh hưởng môi trường, cũng như hạn chế việc đốt vàng mã…”, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin.

lehoihue-4.jpg
Lực lượng đoàn viên dọn vệ sinh sau khi diễn ra lễ hội

Được biết, trước và sau mỗi khi lễ hội diễn ra, Ban tổ chức và chính quyền địa phương cũng hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” của tỉnh Thừa Thiên – Huế bằng những việc làm cụ thể khi cùng nhau thu gom rác thải ở quanh điện Hòn Chén, cả trên bờ lẫn dưới nước.

Huế được xem là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống. Có thể thấy, việc bảo vệ được môi trường, cảnh quan sẽ giúp cho các hoạt động lễ hội tại Cố đô phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được ấn tượng tốt cho người dân và du khách. Đặc biệt qua đó cũng góp phần thực hiện tốt “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất