Lồng HDPE công nghệ cao đưa nghề nuôi biển vươn xa
Thứ Tư 17/11/2021 , 13:33 (GMT+7)Chuyển đổi từ hệ thống lồng nuôi truyền thống sang HDPE công nghệ cao là giải pháp để ngành nông nghiệp Khánh Hòa đưa nghề nuôi biển vươn xa.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đang triển khai Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Trong đó, nhờ sử dụng lồng nuôi làm từ nhựa HDPE, hệ thống này có thể triển khai tại các vùng biển hở, xa bờ, chịu được sóng gió lớn hơn cấp 12, từ đó giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho nông dân khi thiên tai, bão lũ xảy ra.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, hiện lĩnh vực thủy sản đang chiếm khoảng 55% giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bà con thường tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương như cây gỗ, thùng phuy để chế tạo các lồng nuôi và phương pháp này đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
"Năm 2017, cơn bão số 12 giật cấp 15 đổ bộ vào Khánh Hòa gây ra thiệt hại nặng nề cho tỉnh, trong đó cả tỉnh thiệt hại khoảng 16.500 tỷ đồng, riêng lĩnh vực thủy sản thiệt hại hơn 11.000 tỷ đồng", ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết.

Trong cơn bão số 12 năm 2017, trong khi lồng bè truyền thống thiệt hại 100% thì hệ thống lồng HDPE áp dụng cộng nghệ của Na Uy, Mỹ lại an toàn tuyệt đối. Do đó, Khánh Hòa xác định nuôi biển công nghệ cao là hướng phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh.

Bãi Tranh, xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) là khu vực nuôi biển thuộc vịnh Vân Phong được bao bọc bởi nhiều hòn đảo. Tại đây, anh Trần Ngọc Sỹ đang thả 1.000 cá giò trong lồng tròn HDPE, thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy”. Khác với các bè cá truyền thống làm từ gỗ, tre, có hình vuông kích thước 4x4m, lồng HDPE có hình tròn, đường kính 10m, thể tích lồng 500 m3.

Anh Trần Ngọc Sỹ cho biết, hệ thống lồng nuôi HDPE này hoàn toàn do Việt Nam sản xuất nên chi phí mua chỉ 180 triệu đồng, giảm hơn 50% so với lồng Na Uy nhập khẩu. Đặc biệt, lồng nuôi thông thoáng nên cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cá sống đạt từ 80 - 90%, cao hơn 10% so với lồng truyền thống. Vì vậy, sau 7 tháng thả nuôi, cá đã đạt trọng lượng xuất bán 5kg/con.

Về chủ trương của Khánh Hòa trong thời gian tới, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định tỉnh sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ bà con, mục tiêu từ nay đến 2030 chuyển đổi 100% nuôi biển từ lồng truyền thống sang lồng HDPE.
Trong khi đó, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKNQG cho biết, Bộ NN-PTNT đã có định hướng trong tương lai, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh nuôi biển ở vùng biển xa, đảm bảo chất lượng thủy sản, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với ông Lê Quốc Thanh, anh Trần Ngọc Sỹ nói cách nuôi cá trong lồng HDPE không khác nhiều so với nuôi lồng bằng gỗ. Lồng nuôi với thể tích vừa phải, chỉ cần 2 người thao tác là được nên rất phù hợp cho nông hộ.
Cùng với đó, việc chăm sóc và thu hoạch hoàn toàn bằng tay, bằng cách kéo các dây lồng lên xuống tùy ý, rồi dùng vợt để vớt cá, không cần máy móc cầu kỳ. Đặc biệt, từ khi anh chuyển sang lồng nuôi HDPE, không còn lo sợ bão đổ bộ làm thiệt hại.

Ông Lê Quốc Thanh cho biết, trên thế giới, người nuôi dùng công nghệ lồng HDPE trong việc nuôi biển khá phổ biến, đặc biệt như Na Uy có diện tích nuôi biển rất lớn. Tuy nhiên họ nuôi ở quy mô công nghiệp, vì vậy khi áp dụng trong điều kiện Việt Nam sẽ không phù hợp với quy mô nuôi nông hộ.
“Do đó, chúng tôi đã triển khai quy trình nuôi lồng HDPE phù hợp với điều kiện sinh thái, phù hợp hơn điều kiện ngư dân sản xuất của chúng ta. Cụ thể, quy mô lồng nuôi được thu hẹp lại, một số quy trình cũng được điều chỉnh để phù hợp trong điều kiện sản xuất của ngư dân”, Giám đốc TTKNQG chia sẻ. Mục tiêu trong thời gian tới, lồng HDPE không chỉ sử dụng cho nuôi cá mà mở rộng ra nhiều đối tượng khác như tôm hùm.

Ngoài dự án của TTKNQG, tại khu vực vịnh Vân Phong Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng đang triển khai mô hình "Nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đảm bảo an toàn thực phẩm". Tuy nhiên, kích thước lồng nuôi của mô hình này được duy trì lớn như các nước châu Âu, cần có tàu hậu cần để thực hiện công tác chăm sóc, thu hoạch.

Ngoài hệ thống lồng tròn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng đang triển khai thêm hệ thống lồng HDPE vuông. Đặc trưng của hệ thống lồng này là kết cấu vững hơn so với dạng tròn do được liên kết chặt với nhau.
tin liên quan

Nhói lòng vùng lũ miền Tây Nghệ An: Đồng bào kiệt sức rồi!
Tít tận biên viễn Mỹ Lý, Nhôn Mai cho đến Tương Dương, Khe Bố, Con Cuông… đều chung một nỗi niềm: Lũ dữ kinh hoàng quá.

Hợp nhất tạo sức bật mới
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng trên 4%, xuất khẩu 65 tỷ USD, đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính trong năm 2025.

Tập trung gỡ vướng cấp bách về khai thác khoáng sản
Chính phủ đang xây dựng nghị quyết đặc thù nhằm tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Luật Địa chất và Khoáng sản, đẩy mạnh phân cấp, rút ngắn thủ tục.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Phú Thọ
Đảng bộ Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I (nhiệm kỳ 2025-2030). Thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Bí thư Đảng ủy.

Điện Biên xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở sau mưa lớn
Mưa lớn đêm 24, sáng 25/7 khiến nhiều điểm trên Quốc lộ 12 ở Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện.

Bờ sông Chu sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp hàng chục hộ dân
Bờ sông Chu bị sạt lở, ăn sâu vào đất sản xuất của người dân. Hiện vị trí sạt lở chỉ cách nhà dân chưa đầy 100 m, khiến không ít gia đình lo lắng.