| Hotline: 0983.970.780

Làng bánh chưng truyền thống Hà Nội hối hả những ngày giáp tết

Thứ Ba 21/01/2020 , 10:47 (GMT+7)

Giáp Tết, làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì sản xuất hàng trăm nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày để phục vụ thị trường cả nước và cả chuyển đi nước ngoài.

Làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội có truyền thống làm bánh chưng từ xa xưa. Người làng đa số làm bánh chưng bán quanh năm, ngoài ra còn làm thêm xôi, bành dày, bánh nếp...
Theo ông Nguyễn Hồng Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Hà, cả xã có 215 hộ làm nghề bánh chưng, trong đó đa số tập trung ở thôn Tranh Khúc. Bánh chưng ở đây được bán quanh năm nhưng số lượng nhiều nhất vẫn là dịp Tết âm lịch, đặc biệt từ trước rằm đến 29 Tết. Ông Đức cho biết, trong giai đoạn làm bánh phục vụ tết, sản lượng của cả xã lên đến hàng trăm nghìn chiếc.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, một trong những nhà làm số lượng lớn cho biết vào dịp này, mỗi ngày gia đình làm khoảng 2.000-3.000 bánh, những ngày sát tết như 28-29 tháng Chạp, số lượng còn lên đến 4.000. Bánh làm đến đâu, bán hết đến đấy, đa số chuyển đi các chợ, siêu thị và cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội, giá đến tay người tiêu dùng vào khoảng 50.000 đồng/chiếc.
Theo chị Thu, năm nay giá thịt lợn tăng nên giá bánh cũng nhích lên theo, nhưng chỉ vào khoảng 5.000 đồng/bánh. Ngoài ra, thịt lợn đắt khiến việc làm nhân cũng nghiêm ngặt theo, ở đây, mỗi nắm nhân cả thịt và đỗ được định lượng là 320 gr.
Đậu xanh làm bánh được tuyển lựa kỹ càng, thường phải chọn loại hạt nhỏ, ruột vàng, đậm vị bùi ngậy. Đậu sau khi được đãi sạch thì đem lên đồ cho chín nhừ.
Sau đó, người ta dùng đũa to đánh đều, giúp đỗ nhuyễn và dẻo trước khi nắm với thịt lợn để làm nhân, quá trình này giúp đỗ xanh tạo độ kết dính.
Để tăng độ ngậy, có thể cho thêm dầu ăn vào đánh cùng với đỗ.
Thịt gói bánh là loại thịt ngon, cả nạc cả mỡ. Thịt được làm sạch, thái miếng to rồi ướp gia vị, hạt tiêu hàng giờ trước khi gói.
Để quá trình gói bánh được nhanh, đỗ và thịt được nắm sẵn thành từng nắm, nặng 320gr. Quá trình gói bánh mỗi người thực hiện một công đoạn, từ rửa bánh, đãi gạo, nắm nhân cho đến gói, luộc.
Chị Thu cho biết, gia đình có truyền thống làm bánh chưng từ rất lâu, riêng chị đã theo nghề được 20 năm. Nguyên liệu gói bánh đa số được nhập từ các tỉnh về, lá dong thì từ Yên Bái, Nghệ An, gạo thì từ một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Dịp này, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc luôn nhộn nhịp với nhân công rửa lá, xếp lá, cắt lá, hỗ trợ việc gói bánh, xếp bánh, luộc bánh, vớt bánh, ép bánh, rồi ôtô, người đi xe máy đến đặt, mua, vận chuyển bánh.
Bánh chưng Tranh Khúc hiện nay được luộc bằng nồi điện, vừa giảm khói, giảm thời gian luộc mà còn giúp bánh chín đều, tránh bị khê. Hiện nay, quá trình luộc bánh bằng nồi điện rút ngắn chỉ còn 8 tiếng.
Ngoài dịp cao điểm này, trong năm mỗi ngày gia đình chị Thu gói khoảng 100 bánh, rằm và mùng 1 hàng hàng tháng thì lên đến 400-500 bánh. Theo ông Phó Chủ tịch xã Nguyễn Hồng Đức, nhiều gia đình trong xã sản xuất với quy mô lớn còn đầu tự hệ thống máy hút chân không để tăng thời gian bảo quản cho bánh, đóng gói và bán đi các thị trường xa như TP.HCM thậm chí đưa đi nước ngoài để làm quà.

Xem thêm
Kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác than nhằm ngăn chặn vi phạm

Nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu giảm; Giá chanh dây tăng cao do nguồn cung giảm; Sẽ kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác than; Hà Nội gỡ vướng cho 24 dự án bất động sản.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Quảng Trị chuẩn bị 200.000 liều vacxin và 2 tấn hóa chất phòng cúm gia cầm

Dịch cúm A/H5N1 xuất hiện vào ngày 3/4 tại xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Ngay sau đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

'Vọng Xưa' - Một làng quê đáng sống

Có những làng quê khiến người ta muốn sống, muốn gắn bó, muốn trở về chỉ vì ở đó cuộc sống lành như hạt lúa, ấm như ánh lửa bếp và sâu như tiếng ru của mẹ.