| Hotline: 0983.970.780

Khu vườn hút nhân lực nông nghiệp về nông thôn Nhật Bản

Thứ Bảy 11/11/2023 , 07:38 (GMT+7)

Những nhà màng ở Ohnan là nơi đào tạo những cư dân thành thị ở khắp Nhật Bản muốn về vùng quê này làm nông nghiệp.

 

Ohnan, thuộc tỉnh Shimane phía Tây Nam của Nhật Bản là nơi có dân số già với tỷ lệ người trên 65 tuổi là 45,5% và mật độ dân cư rất thưa khi chỉ có 23 người/km2. Điều này ngày càng tạo nên áp lực với ngành nông nghiệp địa phương vì thiếu nhân lực.

 

Để cải thiện vấn đề này, trong nhiều năm qua, chính quyền thị trấn đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút thêm người từ thành phố về vùng quê này làm nông nghiệp.

 

Trong đó, phải kể đến việc cho ra đời tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan với nhiều thành viên đã tham gia, kết thúc và ở lại thị trấn này để tiếp tục phát triển.

 

Theo quy định của thị trấn, khi tham gia tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan, các thành viên sẽ phải trải qua 3 năm đào tạo, trong đó sẽ có 2 ngành nghề để lựa chọn là trồng nho hoặc trồng rau củ.

 

Do là địa phương miền núi, có nơi độ cao so với mực nước biển lên đến 600m nên nhiều cây trồng rất thích hợp để phát triển ở Ohnan, ví dụ như nho Shinku. Đó là lý do vì sao giống nho này trở thành đối tượng để đào tạo cho các thành viên tổ hỗ trợ nông nghiệp Ohnan.

 

Trong năm đầu tiên, các thành viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản tại trường Đại học Nông lâm Shimane. Sau đó, họ trở về Ohnan để được tập huấn và tự chăm sóc cây 2 năm tiếp theo.

 

Trong quá trình này, mỗi thành viên đều nhận được một học bổng hỗ trợ của địa phương nhằm thu hút nhân lực nông nghiệp về với nông thôn. Cụ thể, mỗi tháng các thành viên tổ sẽ được nhận tiền hỗ trợ vào khoảng 233.000 yên (tương đương 38 triệu đồng).

 

Địa điểm tổ chức đào tạo là hệ thống nhà màng và ruộng ngoài trời nằm ở phía ngoại vi của thị trấn. Đây là nơi các thành viên được người hướng dẫn đào tạo các chăm sóc cho cây ví dụ như cách pha nước tưới, tỉa cành, tỉa hoa…

 

Đến nay, đội hỗ trợ nông nghiệp Ohnan đã đào tạo được 36 thành viên, trong đó 24 người đã hoàn thiện chương trình (3 năm) và còn 12 người đang tiếp tục. Trong số 24 người đã hoàn thành, có 16 người chọn ở lại Ohnan và 10 trong số đó tiếp tục làm nông nghiệp.

 

Ngày 10/11, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đến thăm đội hỗ trợ nông nghiệp Ohnan và tìm hiểu về phương thức hoạt động, nguyên nhân họ tìm đến vùng nông thôn này và những dự định cho tương lai.

Xem thêm
Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới

Bản tin NN&MT tối 22/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật; Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới; KH&CN là nền tảng phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững; Sau bão là mưa lớn, không thể chủ quan… Mời quý vị cùng theo dõi.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Điểm xung yếu Hải Thịnh chống chọi bão số 3

Ninh Bình Bão số 3 gây mưa lớn, gió giật mạnh tại xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình, khiến hàng trăm hecta lúa, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất