| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh quý hiếm về chiến trường B2 lần đầu công bố

Thứ Năm 30/04/2020 , 18:28 (GMT+7)

Trong kho tư liệu đồ sộ của tác giả Đỗ Kết chưa một lần được công bố, chúng tôi bắt gặp những thước phim âm bản quý về chiến trường Đông Nam Bộ.

Trao đổi tù binh năm 1973. Tác giả ảnh là phóng viên chiến trường Đỗ Kết. Ông sinh năm 1944 tại làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhập ngũ năm 1966 lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt, qua khóa huấn luyện, ông được điều động ngay vào chiến trường B.

Trao đổi tù binh năm 1973. Tác giả ảnh là phóng viên chiến trường Đỗ Kết. Ông sinh năm 1944 tại làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhập ngũ năm 1966 lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt, qua khóa huấn luyện, ông được điều động ngay vào chiến trường B.

Tháng 1/1975 trên chuyến xe công tác Bình Long cùng đội chiếu bóng di động, trong đêm tối, chiếc xe đã va phải mìn chống tăng, cả đoàn trên chiếc xe đều hy sinh chỉ còn duy nhất ông - phóng viên ảnh Đỗ Kết còn sống. Bộ đội ta tìm thấy ông nằm cách chiếc xe vài chục mét, bị thương nặng và phải chuyển về tuyến sau điều trị. Và cũng vì thế, ông đã bỏ lỡ sự kiện lớn của dân tộc ta chỉ sau đó 3 tháng, ngày quân giải phóng Miền Nam cắm cờ trên dinh Độc Lập.

Họp bàn trước lúc trao đổi tù binh năm 1973. Tác giả Đỗ Kết được chọn để đào tạo làm phóng viên ảnh chiến trường và được biên chế về Cục Chính trị quân giải phóng miền Nam B2. Địa bàn tác nghiệp là các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Họp bàn trước lúc trao đổi tù binh năm 1973. Tác giả Đỗ Kết được chọn để đào tạo làm phóng viên ảnh chiến trường và được biên chế về Cục Chính trị quân giải phóng miền Nam B2. Địa bàn tác nghiệp là các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Là một nhiếp ảnh chiến trường, ông đau đớn vì đã bỏ lỡ những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc mà ông đã chờ đợi suốt bao năm trong lửa đạn chiến trường mới có ngày chiến thắng, thế mà những khoảnh khắc ấy lại không có trong những cuộn phim của ông.

Sau giải phóng miền Nam, ông tiếp tục công tác tại Bộ Tư lệnh quân khu 7 đến cuối những năm 1980, ông về hưu và đưa cả gia đình về quê sinh sống.

Theo lời kể của những người trong gia đình, từ lúc về hưu, ông gần như "ở ẩn" và không một lần nhắc tới quãng đời làm một phóng viên ảnh chiến trường cho đến khi qua đời năm 2009.

Trong kho tư liệu đồ sộ của ông vốn chưa một lần được công bố, chúng tôi bắt gặp những thước phim âm bản quý về những người phụ nữ trong chiến trường Đông Nam Bộ.

Dưới đây là một số bức ảnh khác của tác giả Đỗ Kết về công tác trao đổi tù binh năm 1973. Vì tác giả Đỗ Kết không chú thích sự kiện ở từng bức ảnh nên chúng tôi rất mong các nhà nghiên cứu, nhân chứng lịch sử có thể giúp hoàn thiện câu chuyện cho từng bức ảnh.

Hiện người lưu giữ những bức ảnh quý này là cháu của tác giả Đỗ Kết - anh Nguyễn Gia Minh - cung cấp cho Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Trận đánh năm 1970.

Trận đánh năm 1970.

Tướng Trần Văn Trà (giữa) ở trại Davis.

Tướng Trần Văn Trà (giữa) ở trại Davis.

Tướng Trần Văn Trà ở trại Davis.

Tướng Trần Văn Trà ở trại Davis.

Xem thêm
Bản tin Truyền hình NN&MT số 17/2025 (số 404)

Một số nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin 17/2025 (số 404) - Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường - Phải tận dụng thời cơ để tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu - Gia Lai: Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước - Chuyển đổi xanh ở đầu tàu kinh tế đất nước.

Ổn định dân cư Làng Nủ - Ngôi làng hạnh phúc

Hành trình ổn định dân cư ở Làng Nủ là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó và khát vọng vươn lên. Báo Nông nghiệp và Môi trường đã ghi lại câu chuyện này qua cuộc trò chuyện cùng các khách mời.

Hương sắc áo dài Việt tại Mùa du lịch Thái Nguyên 2025

Thái Nguyên Bộ sưu tập áo dài mang tên 'Hương trà sắc Việt' như một bản hòa ca giữa truyền thống dân tộc và vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê hương xứ trà.

Nỗi đau của đất: [Bài 1] Án tử Bời Lời

Đất theo ông Võ Quan Huy lên chuyên cơ ngồi cùng Thủ tướng, Bộ trưởng bay ra nước ngoài quảng bá nông sản. Sinh thời GS Võ Tòng Xuân từng suy tôn Út Huy là Nông dân số 1 Việt Nam. Vậy mà bây giờ…