| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng ngập nặng do mưa lớn

Thứ Năm 26/08/2021 , 14:55 (GMT+7)

Sáng 26/8, trên địa bàn TP Hải Phòng xảy ra mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập nặng chưa từng thấy.

Do cường độ mưa lớn, hầu hết các tuyến đường thuộc các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An... nước ngập sâu từ 0,2m đến 1m gây ách tắc giao thông và hư hại phương tiện.

Do cường độ mưa lớn, hầu hết các tuyến đường thuộc các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An... nước ngập sâu từ 0,2m đến 1m gây ách tắc giao thông và hư hại phương tiện.

Ghi nhận tại đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, đoạn sát chân cầu Kiến An, mực nước ngập cao đến gần 1m khiến nhiều nhà người dân ven đường bị nước tràn vào nhà.

Ghi nhận tại đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, đoạn sát chân cầu Kiến An, mực nước ngập cao đến gần 1m khiến nhiều nhà người dân ven đường bị nước tràn vào nhà.

Nhiều xe chết máy hoặc không di chuyển được, lực lượng chức năng phải dùng xe chuyên dụng hỗ trợ người dân di chuyển qua những đoạn nước ngập sâu.

Nhiều xe chết máy hoặc không di chuyển được, lực lượng chức năng phải dùng xe chuyên dụng hỗ trợ người dân di chuyển qua những đoạn nước ngập sâu.

Tại khu phố Văn Cao, một tuyến phố được đầu tư khá cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, người dân ở đây cho biết đây là lần đầu tiên chịu cảnh nước mưa tràn vào nhà, tuy mưa đã tạnh nhưng nước rút chậm.

Tại khu phố Văn Cao, một tuyến phố được đầu tư khá cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, người dân ở đây cho biết đây là lần đầu tiên chịu cảnh nước mưa tràn vào nhà, tuy mưa đã tạnh nhưng nước rút chậm.

Còn tại đường Tô Hiệu, đoạn giao với đường Lạch Tray, tình trạng ngập cũng xảy ra nghiêm trọng, nhiều phương tiện chết máy nằm chỏng chơ, nhiều cửa hàng, quán xá bị nước tràn vào làm hư hỏng hàng hóa và đồ đạc.

Còn tại đường Tô Hiệu, đoạn giao với đường Lạch Tray, tình trạng ngập cũng xảy ra nghiêm trọng, nhiều phương tiện chết máy nằm chỏng chơ, nhiều cửa hàng, quán xá bị nước tràn vào làm hư hỏng hàng hóa và đồ đạc.

Theo người dân, bình thường khi mưa lớn cũng có xảy ra tình trạng úng ngập, tuy nhiên chưa năm nào nhà tôi bị ngập cao như thế này. Nhiều nơi ít ngập, bậc thềm làm cao 50 phân so với mặt vỉa hè mà vẫn bị ngập tận trong nhà khiến nhiều đồ đạc hư hỏng.

Theo người dân, bình thường khi mưa lớn cũng có xảy ra tình trạng úng ngập, tuy nhiên chưa năm nào nhà tôi bị ngập cao như thế này. Nhiều nơi ít ngập, bậc thềm làm cao 50 phân so với mặt vỉa hè mà vẫn bị ngập tận trong nhà khiến nhiều đồ đạc hư hỏng.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, lượng mưa đo được sáng nay tại khu vực nội thành trên 100mm, còn tại các huyện Thủy Nguyên, An Dương. Lượng mưa đo được tại Phù Liễn (Kiến An) 123 mm, Thủy Nguyên 103 mm.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, lượng mưa đo được sáng nay tại khu vực nội thành trên 100mm, còn tại các huyện Thủy Nguyên, An Dương. Lượng mưa đo được tại Phù Liễn (Kiến An) 123 mm, Thủy Nguyên 103 mm.

Ngoài một số tuyến phố trung tâm, tại huyện Thủy Nguyên, tình trạng ngập lụt một số điểm trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền và một số khu vực thuộc thị trấn Núi Đèo.

Ngoài một số tuyến phố trung tâm, tại huyện Thủy Nguyên, tình trạng ngập lụt một số điểm trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền và một số khu vực thuộc thị trấn Núi Đèo.

Nhiều tuyến kênh tiêu thoát  nước bị dồn ứ do khả năng tiêu kém khiến nhiều nơi xảy ra ngập cục bộ nhiều nơi. Tuy nhiên, rất may đến thời điểm hiện tại, các địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Nhiều tuyến kênh tiêu thoát  nước bị dồn ứ do khả năng tiêu kém khiến nhiều nơi xảy ra ngập cục bộ nhiều nơi. Tuy nhiên, rất may đến thời điểm hiện tại, các địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Trong sáng 26/8, các ngành, đơn vị gồm: Sở NN-PTNT, Sở Xây dựng, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV thoát nước Hải Phòng đã tổ chức kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiêu thoát nước, khơi thông dòng chảy, vận hành trạm bơm chống ngập.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất