| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 11/04/2022 , 20:24 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Vùng công giáo gương mẫu trong xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà

Thứ Hai 11/04/2022 , 20:24 (GMT+7)

Ngoài việc quan tâm đến các quy định của ngành Y tế về cách ly, điều trị tại nhà, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt của F0 được bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh hết sức chú ý thực hiện theo chỉ dẫn, hạn chế được nguồn lây cao trong cộng đồng.

Thạch Trung có hơn 8.000 tín hữu chiếm tỷ lệ trên 73 % dân số toàn xã, là trung tâm của giáo phận Hà Tĩnh. Có thời điểm toàn xã được xác định là một trong những địa phương có nguy cơ lây nhiễm Covid cao (cấp độ 4) trên địa bàn tỉnh với số ca nhiễm trong cộng đồng tăng đột biến. Cùng với đó, việc thực hiện cách ly y tế tại nhà cũng đã gây ra nhiều lo lắng cho người dân từ nguồn rác thải có nguy cơ lây lan dịch dịch bệnh.

anh-1.jpg

Trên địa bàn xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh có thời điểm trên 200 ca F0 và hơn 1.000 trường F1 đang tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà nên lượng rác thải phát sinh, nguy cơ chứa SARS- CoV- 2 khá lớn.

Vậy nhưng, sau khi Sở TN&MT Hà Tĩnh có văn bản hướng dẫn về vấn đề trên để chính quyền các địa phương căn cứ thực hiện. Các hộ dân có F0 cách ly tại nhà đã tích cực chấp hành phân loại chất thải có nguy cơ chứa SARS- CoV- 2, xịt cồn để khử khuẩn và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào túi thứ hai trước khi nhân viên vệ sinh môi trường thu gom.

Thực hiện theo hướng dẫn, vùng Giáo xứ Chân Thành đã vận động bà con giáo dân nâng cao ý thức chấp hành để đẩy lùi dịch bệnh. Ngoài việc không vứt bỏ rác thải tùy tiện, hiện nay Giáo xứ Chân Thành còn tích cực tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, ra quân tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

anh-2.jpg

Ngoài việc tuyên truyền các gia đình nêu cao ý thức giữ gìn, không vứt bỏ rác thải tùy tiện mà thay vào đó rác thải được buộc vào túi nilon ngăn nắp, phân loại. Một hình ảnh khác so với những ngày thường ở vùng giáo Chân Thành khi chưa bùng phát dịch.

anh-3.jpg

Việc tuân thủ các hướng dẫn xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà không những hạn chế guy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng mà còn giữ cho cảnh quan đường làng, ngõ xóm trên địa bàn vẫn luôn xanh- sạch- đẹp.

anh-4.jpg

Cha quản nhiệm Giuse Phan Đình Trung tại Giáo xứ Chân Thành cho biết: Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, chúng tôi đã tập trung quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, cùng với các cấp chính quyền nỗ lực hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

anh-5.jpg
Nhờ ý thức của người dân trong việc phân loại rác thải đã giảm được áp lực lây nhiễm dịch bệnh cho nhân viên thu gom.
anh-6.jpg

Ông Nguyễn Xuân Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Trung cho hay, không thể khẳng định tất cả F0 cách ly tại nhà trên địa bàn xã đều thực hiện đúng quy định nhưng việc thu gom rác thải F0 thực hiện cách ly, điều trị tại nhà ở xã Thạch Trung đã từng bước đi vào ổn định. Thời gian đầu, nhiều F0 chưa ý thức được vấn đề trên, nên UBND xã cùng các tổ y tế cộng đồng đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

anh-7.jpg

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con giáo xứ Chân Thành ra quân tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

anh-8.jpg
Việc kiểm tra sức khỏe đối với gia đình có F0 luôn được chính quyền, cơ quan y tế quan tâm, thế nhưng việc xử lý rác thải cần phải có những hướng dẫn, hỗ trợ thiết thực hơn.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

  • Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

    (TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

  • Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

    (TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer

    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.

  • Bí thư huyện uỷ Yên Bình tham gia trồng hoa, vệ sinh môi trường cùng bà con giáo dân

    Nhân dịp đón Lễ Phục sinh 2023, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đồng loạt tổ chức hoạt động “Ngày cuối tuần cùng bà con giáo dân” và thăm hỏi tặng quà chúc mừng bà con giáo dân trên địa bàn toàn huyện.

  • Sức sống dòng sông Mẹ

    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.

  • Rộn ràng sắc màu các dân tộc đón Tết Độc lập

    (TN&MT) - Chào mừng 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách tham quan.

  • Phú Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI

    Tối ngày 25/8, tại Quảng trường 1/4, thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022 với sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, vận động viên, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

  • Về Nghĩa Đô – Bảo Yên xem bà con dân tộc Tày làm du lịch

    (TN&MT) - Cách trung tâm huyện Bảo Yên( Lào Cai) gần 30km, xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống. Nghĩa Đô không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất