| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 02/09/2022 , 10:11 (GMT+7)

Rộn ràng sắc màu các dân tộc đón Tết Độc lập

Thứ Sáu 02/09/2022 , 10:11 (GMT+7)

(TN&MT) - Chào mừng 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách tham quan.

Tiết trời những ngày nay khá mát mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. Ngay từ sáng sớm, từng dòng người trên khắp các nẻo đường của huyện Mộc Châu háo hức đổ về trung tâm thị trấn Mộc Châu để tham gia các hoạt động cùng các diễn viên, nghệ nhân quần chúng đến từ các xã, bản trong huyện Mộc Châu.

Điểm nhấn của Ngày hội năm nay là chương trình nghệ thuật tối 1/9, với chủ đề "Tiếng gọi mùa yêu".

...với sự tham gia của gần 200 ca sỹ, diễn viên, nghệ thuật quần chúng, gồm 3 phần: Mời gọi, hẹn ước và hội xòe đoàn kết.

Sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu 2022 được tổ chức từ ngày 28/8 đến nay, với không gian lễ hội đặc sắc, các hoạt động văn hóa độc đáo.

Hoạt động văn hóa cộng đồng đường phố có sự biểu diễn của hơn 160 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc: Thái, Dao, Mường, Mông... cuốn hút đông đảo người dân và du khách đến xem, tham gia trải nghiệm.

Ở nội dung thi trại văn hóa có 15 trại của các xã, thị trấn tham gia. Mỗi xã, thị trấn giới thiệu 1 trại văn hóa đặc trưng của địa phương, các dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu, gồm: Trưng bày giới thiệu, không gian tín ngưỡng, trang phục, trang sức, công cụ lao động, sản xuất, nghề thủ công truyền thống và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương.

Khu vực trại văn hóa của Đội thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

Phần thi trình bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc, mỗi xã, thị trấn chuẩn bị 1 mâm cơm là các món ăn dân tộc mang đặc trưng riêng của các dân tộc trên địa bàn. Các món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Cá suối nướng, gà nướng, gà mọ, xôi ngũ sắc...

Cùng với đó, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu còn có hoạt động thi giã bánh dày, các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, trải nghiệm.

Tại huyện Thuận Châu, Phiên chợ vùng cao Co Mạ năm 2022 được tổ chức với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống, như: Thi giã bánh dày, giao lưu văn nghệ, bịt mắt bắt vịt … và không thể thiếu cuộc thi truyền thống tu lu, bắn nỏ, bóng chuyền, thi thêu khăn.

Phiên chợ vùng cao Co Mạ là hoạt động được tổ chức thường niên, tuy nhiên, 2 năm vừa qua bị gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Vào dịp này, đồng bào dân tộc Mông ở các xã vùng cao huyện Thuận Châu sẽ tạm gác lại việc nương rẫy, đồng áng, cùng nhau xuống trung tâm xã Co Mạ để gặp gỡ, giao lưu đón Tết Độc lập.

Tái hiện khâu bông mũ đội đầu của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Thuận Châu, nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo riêng chỉ có ở các xã vùng cao của huyện Thuận Châu.

Phiên chợ còn có các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản địa phương, như: Quả sơn tra, khoai sọ, dưa mèo, dứa, rượu ngô, gà đèn do chính đồng bào dân tộc tại các xã vùng cao của huyện Thuận Châu chế biến và có gần 40 gian hàng bày bán các đồ gia dụng, thổ cẩm, trang phục dân tộc…

Phiên chợ là dịp để người dân các xã vùng cao đến giao lưu văn hóa, thể thao, gặp gỡ chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. Đồng thời, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương đến với du khách gần xa, góp phần quảng bá hình ảnh và thúc đẩy phát triển sản xuất, du lịch trên địa bàn.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm