| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 26/08/2022 , 09:41 (GMT+7)

Phú Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI

Thứ Sáu 26/08/2022 , 09:41 (GMT+7)

Tối ngày 25/8, tại Quảng trường 1/4, thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022 với sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, vận động viên, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Phú Yên là vùng đất có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa riêng hình thành nên giá trị và bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em làm cho văn hóa Phú Yên trở nên đa dạng, phong phú với 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào: Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Raglai, sống tập trung ở 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh.

z3671985628057_fe1d3f38ec5f81f5049db163ee65728b.jpg
 Phú Yên là vùng đất có 30 dân tộc thiểu số 

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên được tổ chức định kỳ 3 năm một lần. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình, địa phương mình; góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất, con người Phú Yên; tăng cường tình đoàn kết các dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá du lịch địa phương.

z3671986994901_94383df3da18415b86bccb0a5a53a98b.jpg
Đây là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô lớn mang ý nghĩa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ XI - năm 2022 diễn ra từ ngày 25-28/8/2022 với các hoạt động như: trình diễn nghệ thuật dân gian kết hợp với giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; thi thiết kế, trưng bày, thuyết minh về trại; thi các môn thể thao dân gian như: đẩy gậy, kéo co, chạy cà kheo; trình diễn trích đoạn lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương; trình diễn nghề thủ công truyền thống; giới thiệu văn hóa ẩm thực gắn với phong tục tập quán mỗi dân tộc, địa phương. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là hình ảnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

z3671987115525_b4d564034567b9b4b7bbc6f5a0b0a6db.jpg
 Nhiều tiết mục nghệ thuật mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc được thể hiện trên sân khấu khai mạc 

Tại lễ khai mạc, UBND tỉnh Phú Yên đã công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chứng nhận nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng tỉnh Phú Yên đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hai nghề truyền thống gắn bó bao đời nay với người dân địa phương.

Bởi, từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, Lương Văn Chánh đưa lưu dân người Việt đến khẩn hoang lập nghiệp trên vùng đất Phú Yên. Khi đến vùng đất này, dựa vào đường bờ biển dài và vùng đồng bằng rộng lớn, cư dân người Việt đã cùng các dân tộc bản địa đem công sức, kinh nghiệm không ngừng khai khẩn, mở rộng đồng ruộng, phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện sống lúc bấy giờ.

Nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng ở Phú Yên là hai di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành từ đó.

img_2021.jpg
 Nước mắm Bà Mười Phú Yên rất nổi tiếng tại miền Trung 

Nghề làm nước mắm Phú Yên từ bao đời nay gắn liền với ngư dân các làng biển. Sản phẩm nước mắm Phú Yên được sản xuất theo phương pháp truyền thống: gài, nén, lọc, nhỉ bằng thủ công, lấy mắm tinh chất từ cá và muối, hương vị thơm ngon đặc trưng, có hàm lượng đạm cao, làm nên danh tiếng thương hiệu nước mắm Phú Yên. Nước mắm Phú Yên không chỉ là sản phẩm hiện hữu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình mà đã trở thành đặc sản địa phương để làm quà gửi tặng người thân, bạn bè bốn phương vào những dịp lễ, Tết.

z3671987198739_b44fe80f517486bb8b1f75dc3a65d1ce.jpg
 Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đánh trống khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022

Nghề làm bánh tráng Phú Yên đã đi vào đời sống văn hóa của người dân Phú Yên, phản ánh sự sáng tạo của con người trong văn hóa ẩm thực, từ sự tỉ mỉ trong việc sử dụng nguyên liệu đến phương pháp thực hành thuần thục của nghệ nhân, tạo cho bánh tráng Phú Yên trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Bánh tráng Phú Yên được coi như một món quà đặc sản dân dã, là niềm tự hào, là một phần văn hóa không thể thiếu với mỗi người con đất Phú.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề làm nước mắm và nghề làm bánh tráng ở Phú Yên vẫn giữ được những giá trị truyền thống. Sản phẩm bánh tráng và nước mắm đã trở thành món ăn và gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Phú Yên, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Phú Yên.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

  • Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

    (TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

  • Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

    (TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer

    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.

  • Bí thư huyện uỷ Yên Bình tham gia trồng hoa, vệ sinh môi trường cùng bà con giáo dân

    Nhân dịp đón Lễ Phục sinh 2023, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đồng loạt tổ chức hoạt động “Ngày cuối tuần cùng bà con giáo dân” và thăm hỏi tặng quà chúc mừng bà con giáo dân trên địa bàn toàn huyện.

  • Sức sống dòng sông Mẹ

    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.

  • Rộn ràng sắc màu các dân tộc đón Tết Độc lập

    (TN&MT) - Chào mừng 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách tham quan.

  • Về Nghĩa Đô – Bảo Yên xem bà con dân tộc Tày làm du lịch

    (TN&MT) - Cách trung tâm huyện Bảo Yên( Lào Cai) gần 30km, xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống. Nghĩa Đô không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất