| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội cải tạo nâng cấp chợ phục vụ dân sinh

Thứ Năm 10/07/2025 , 15:22 (GMT+7)

Ngành Công Thương Hà Nội tích cực phối hợp triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và quản lý chợ gắn với chỉnh trang đô thị.

Tập trung đầu tư cải tạo chợ

Theo Sở Công thương TP.Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội có 457 chợ. Trong đó 16 chợ hạng 1; 59 chợ hạng 2; 351 chợ hạng 3; 24 thuộc diện di dời, giải tỏa do nằm trên đất ngoài đê, đất cây xanh, đất nông nghiệp.

Trong tổng số 457 chợ, có 2 chợ đầu mối (gồm: Chợ đầu mối Minh Khai; chợ đầu mối phía Nam) và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối (gồm: Chợ Long Biên có tính chất đầu mối hoa quả và rau các loại; chợ cá Yên Sở có tính chất đầu mối thủy sản; chợ gia cầm Hà Vĩ có tính chất đầu mối gia cầm, thủy cầm; chợ Nành có tính chất đầu mối vải vóc, quần áo; chợ hoa Quảng An có tính chất đầu mối hoa).

Nhiều chợ tại Hà Nội được đầu tư cải tạo nâng cấp khang trang. Ảnh CTV.

Nhiều chợ tại Hà Nội được đầu tư cải tạo nâng cấp khang trang. Ảnh CTV.

Đến nay đã có 9 chợ đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, 9 chợ đang hoàn thiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, 15 chợ đã hoàn thành thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025, hoàn thành năm 2026. Bên cạnh đó có 41 chợ đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp; 20 chợ đang trong giai đoạn thi công dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Thực hiện Chương trình, Kế hoạch công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo 197 TP về về tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã (nay là UBND các phường, xã) và Chi cục Quản lý thị trường rà soát, thống kê, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn quản lý lấn chiếm lòng đường vỉa hè, gây ảnh hưởng đến giao thông, mất vệ sinh môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cần xóa chợ tạm, chợ cóc

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý chợ, Hà Nội vẫn còn tình trạng các điểm kinh doanh tự phát tồn tại, tái phát và phát sinh mới. Theo phân cấp, trách nhiệm giải tỏa các chợ không phù hợp quy hoạch, điểm kinh doanh tự phát, đảm bảo an ninh trật tự, văn minh đô thị thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp cơ sở.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong, 85 chợ cóc, chợ tạm là các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn vi phạm công tác quản lý Nhà nước về trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… Ngoài ra, việc tồn tại các điểm kinh doanh tự phát còn gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chợ chính trên địa bàn TP; thay vì vào buôn bán tại các chợ thì người dân lại kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, dẫn đến tình trạng một số chợ có tỷ lệ lấp đầy còn thấp.

Cần xóa chợ cóc, chợ tạm để đảm bảo an toàn giao thông. Ảnh minh họa.

Cần xóa chợ cóc, chợ tạm để đảm bảo an toàn giao thông. Ảnh minh họa.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và các địa phương, công tác giải tỏa điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn TP Hà Nội mặc dù đã được quan tâm, triển khai, một số địa phương đã đạt được kết quả, chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng các điểm kinh doanh tự phát tồn tại, tái phát và phát sinh mới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ảnh hưởng đến giao thông, làm mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa được giải quyết triệt để.

Để giải được bài toán quản lý chợ và trật tự đô thị, chính quyền các phường, xã cần chỉ đạo rà soát, thống kê, phân loại các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn quản lý; lập kế hoạch, phương án thực hiện giải tỏa, duy trì lực lượng chốt giữ sau giải tỏa không để tái phát sinh các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, gắn trách nhiệm cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lực lượng công an xã, phường, lực lượng trật tự đô thị, tự quản trong công tác xử lý giải tỏa điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại các khu dân cư, tuyên truyền đối với người tiêu dùng xây dựng thói quen mua bán tại các chợ truyền thống, các loại hình thương mại hiện đại khác thay vì mua hàng ở các điểm kinh doanh tự phát, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn trật tự giao thông đô thị.

Xem thêm
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hút nhà đầu tư

Trong 6 năm (2019-2025), giá thuê kho xưởng công nghiệp tại Việt Nam tăng tới 70%, thuộc nhóm cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Du lịch phục hồi - Cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng

Sự phục hồi của ngành du lịch đang thúc đẩy mỗi quan tâm của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng.

Bến Tre bãi bỏ 20 dự án đầu tư khu đô thị mới

HĐND tỉnh Bến Tre vừa ban hành Nghị quyết bãi bỏ các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án đầu tư các khu đô thị mới trên địa bàn.

Xem xét không tính thu bổ sung 5,4%/năm do chậm xác định giá đất

Bộ Tài chính đang phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi quy định thu bổ sung 5,4%/năm do chậm xác định giá đất cho phù hợp thực tế.

Bình luận mới nhất