| Hotline: 0983.970.780

Giá tiêu hôm nay 4/6: Quay đầu tăng mạnh

Thứ Năm 04/06/2020 , 13:42 (GMT+7)

Giá tiêu hôm nay 4/6/2020 tại thị trường trong nước quay đầu tăng trở lại sau 1 ngày giảm giá sâu. Tại thị trường thế giới, giá tiêu vẫn tăng trưởng ổn định

Giá tiêu hôm nay 4/6/2020 đang tăng trưởng tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu.

Giá tiêu hôm nay 4/6/2020 đang tăng trưởng tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu hôm nay 4/6 giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 100 Rupi/tạ, tăng 0,30 Rupi/tạ ngang ở mức 33.450 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ.

Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Việc Trung Quốc tăng cường thu mua tiêu Việt Nam đã dẫn tới xu hướng gia tăng trên thị trường quốc tế, với giá tiêu báo cao chạm 2.500 USD/tấn, theo The Hindu BusinessLine.

Theo báo cáo, nhập khẩu tiêu hàng năm của Trung Quốc đã vượt 60.000 tấn để bổ sung giá trị gia tăng và tái xuất khẩu, cao hơn mức nhập khẩu của Mỹ.

Điều này cũng ảnh hưởng đến giá tiêu của Indonesia (2.200 USD), Brazil (2.100 USD), Sri Lanka (3.000 USD) và Malaysia (2.400 USD) ở một mức độ nào đó, ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết.

Theo Cục Xuất nhập khẩu ngày 18/5, tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1,4% so với ngày 29/4, xuống còn 4.326 USD/tấn.

Tại cảng Hải Khẩu, Trung Quốc, ngày 17/5, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 4.415 USD/tấn, giảm 1,3% so với ngày 30/4.

“Trong khi nhu cầu hồ tiêu trên thế giới chỉ tăng trưởng 2,5%/năm thì tốc độ tăng trưởng nguồn cung lên tới 8%/năm”, ông Hải cho biết.

Theo Bộ Công Thương, năm 2019, sản lượng tiêu toàn cầu ước đạt 602.000 tấn trong khi nhu cầu chỉ khoảng 568.000 tấn.

Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung.

Giá tiêu hôm nay 4/6/2020 tại thị trường thế giới tiếp tục tăng trưởng đều.

Giá tiêu trong nước hôm nay

Giá tiêu hôm nay 4/6 tại thị trường trong nước đã tăng trở lại sau 1 ngày giảm giá sâu.

Tính đến 9h30 sáng, giá tiêu hôm nay 4/6 có mức giá cao nhất ở ngưỡng 52.000 đ/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 49.000 đồng tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đ/kg, lên mức 50.500đ/kg.

Giá tiêu tại Gia La lại giảm mạnh nhất đến 500 đ/kg, về mức 49.500 đ/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng 500 đ/kg lên ngưỡng 52.000 đ/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500đ/kg lên mức 51.000 đ/kg.

Riêng giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đ/kg, lên ngưỡng 49.000đ/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

Như vậy, tại thị trường trong nước, giá tiêu hôm nay 4/6/2020 đã có có tin tốt trở lại khi tăng thêm 500 - 1.000 đ/kg so với ngày hôm qua.

Thời gian gần đây, giá tiêu liên tục tăng mạnh, chạm mức 50.000 đ/kg. So với hồi đầu tháng, giá tiêu hiện tăng 20.500 - 21.000 đ/kg, lên mức 57.000 - 60.000 đ/kg.

Xem thêm
Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.