| Hotline: 0983.970.780

Dự luật Thuế Tài sản: Vẫn cảnh 'thuế chồng thuế'

Thứ Tư 18/04/2018 , 09:30 (GMT+7)

Đề xuất đánh thuế sở hữu với người có nhà, đất giá trị từ 700 triệu đồng với mức 0,4%/năm (cho phần giá trị vượt 700 triệu đồng) của Bộ Tài chính gặp nhiều ý kiến phản đối, trước hết ở lý do sắc thuế mới khiến người dân chịu cảnh “thuế chồng thuế”.

Đánh thuế làm giảm đầu tư, kinh doanh

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, Luật Thuế tài sản được áp dụng ở đa số các nước trên thế giới, là nguồn thu quan trọng, ổn định và bền vững của ngân sách, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Ở nước ta hiện chưa thu thuế nhà ở, chỉ thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó, có đất ở theo quy định của “Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp” năm 2010.

14-45-40_dsc-0465
Dự Luật Thuế tài sản đang gây "nóng" trong toàn xã hội

Tuy nhiên, theo ông Châu, điểm khác biệt cơ bản là ở các nước khác thì đất đai thuộc sở hữu tư nhân, không có khoản thu ngân sách “tiền sử dụng đất” như ta. “Tiền sử dụng đất” hiện nay không phải là một sắc thuế vì đang được quy định bởi Luật Đất đai, và là một nguồn thu quan trọng. “Tiền sử dụng đất” đang là “ẩn số”, là “gánh nặng”, cách tính tiền sử dụng đất đang tạo ra cơ chế “xin - cho”, nhũng nhiễu và DN mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục hành chính này.

Theo ông Châu, Luật Thuế tài sản nếu được ban hành sẽ có tác động rất lớn đối với thị trường bất động sản và người tiêu dùng. “Luật cũng sẽ tác động đến mặt bằng giá nói chung mà trực tiếp là giá bất động sản. Đồng thời làm giảm hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp dẫn tới khả năng sụt giảm giao dịch trên thị trường”, ông Châu nhận định.

Còn theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, dường như mỗi lần đưa ra chính sách mới dễ gây phản ứng, cơ quan quản lý thường đưa chính sách của các nước ra để so sánh và áp dụng mức “tương đương”, mà không so sánh điều kiện, hoàn cảnh sống vốn rất khác nhau. “Chẳng hạn, các nước không dùng trên 70% tổng chi để chi thường xuyên; họ cũng đâu lấy tiền thuế xây cổng chào trăm tỷ, tượng đài ngàn tỷ; không lấy tiền thuế để đầu tư công gây lãng phí, cũng không có những DNNN thua lỗ như Vinashin, Vinalines…”, ông Bùi Trinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo dự thảo người dân có căn nhà đầu tiên từ 700 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế là sẽ đánh vào phần lớn những người nghèo. “Có khi dành dụm cả đời mới mua được căn nhà và nay phải tiếp tục chật vật đóng thuế”, ông Trinh nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, lý thuyết chung của kinh tế thì thuế là “kẻ thù” của tăng trưởng GDP và mỗi lần điều chỉnh chính sách thuế cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng tác động ảnh hưởng đến người dân. Các thống kê cho thấy, tổng thu nhập của người dân hiện chỉ bằng khoảng 94% tổng tiêu dùng, phản ánh mức thu nhập của phần lớn người dân hiện không đủ sống.
 

Chính sách mâu thuẫn, chồng chéo

Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản VN lại cho rằng, việc đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng là mâu thuẫn với chính sách cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội.

Trong khi Nhà nước đang phải hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 4,8%/năm thì Bộ Tài chính lại tính thu thuế những căn hộ này. Hơn nữa, theo ông Đính, hiện nay gần như không có nhà nào dưới 700 triệu đồng. Nhà thu nhập thấp cũng trên 700 triệu đồng. Một căn nhà ở xã hội giá cũng trên 700 triệu đồng tới hơn 1 tỷ đồng, thông thường là trên dưới 1 tỷ đồng.

Thậm chí, hiện nhà ở thương mại dưới 70m2 và có mức giá dưới 15 triệu đồng/m2 (tương đương dưới 1,05 tỷ đồng) cũng được Nhà nước xem như nhà ở xã hội và được vay vốn ưu đãi theo Thông tư về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP.

“Những đối tượng mua các phân khúc nhà này đều khó khăn, họ phải tích cóp nhiều năm, vay mượn nhiều lần mới có thể mua nhà, giờ vừa trả lãi vay vừa đóng thuế thì thuế chồng phí. Đánh thuế như vậy thì các chính sách mâu thuẫn, chồng chéo và đá nhau. Giảm lãi suất vay mua nhà ở xã hội nhưng lại đánh thuế tài sản thì chính sách ưu đãi lãi suất không còn ý nghĩa gì nữa”, ông Đính nói.

Ngoài ra, theo ông Đính, với những căn nhà được xây dựng trên đất nền, khi xây dựng, người dân đã phải đóng thuế VAT 10% vào giá vật liệu, rồi tiền phí cấp phép xây dựng… Hơn nữa, do người mua nhà vừa phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, vừa phải nộp thuế tài sản. Vì thế, việc đánh thuế nhà  tạo nên tình trạng “thuế chồng thuế”. 

90% nhà nông thôn dưới ngưỡng chịu thuế?

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính): “Chúng tôi đề xuất phương án tính thuế tài sản với nhà theo ngưỡng, tất cả mọi người bình quân như nhau. Tôi lấy ngưỡng theo giá trị là 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng thì ai vượt phần giá trị nhà, trên ngưỡng phải nộp thuế. Dưới ngưỡng thì không phải nộp thuế. Với mốc 700 triệu đồng thì có thể trên 90% nhà nông thôn không thuộc đối tượng hay là dưới ngưỡng đánh thuế”.

 

Xem thêm
Chè tăng tốc vào thị trường Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ tăng nhẹ nhờ chưa chịu thuế đối ứng, mở ra nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp kịp đầu tư chế biến sâu, xây dựng thương hiệu.

Không nóng vội trước những thông tin tuyển dụng khó kiểm chứng

HÀ NỘI Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội khuyến cáo, người lao động cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin tuyển dụng khó kiểm chứng.

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái - vượt khó cùng người dân và doanh nghiệp

Trước những khó khăn do thị trường và thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh, Agribank Yên Bái đã có nhiều giải pháp đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp vượt khó.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.