| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị ông Lưu Bình Nhưỡng 13-15 năm 6 tháng; ông Lê Thanh Vân 7-9 năm tù

Thứ Tư 08/01/2025 , 16:04 (GMT+7)

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án 13 - 5 năm 6 tháng tù; ông Lê Thanh Vân bị đề nghị mức án 7 - 9 năm tù.

Chiều 8/1, phiên xét xử các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội); Lê Thanh Vân (cựu đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội) kết thúc phần xét hỏi.

Trước khi bước sang tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 - 15 năm 6 tháng tù. Ảnh: N.Hưng.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 - 15 năm 6 tháng tù. Ảnh: N.Hưng.

Đại diện Viện Kiểm sát đánh giá, hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến nhân dân.

Trong đó, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã 4 lần thực hiện hành vi phạm tội và nhiều lần nhận tiền, quà cảm ơn. Trong đó, ông Nhưỡng đã nhận 210 triệu đồng và 300.000 USD, một lô đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội; được hứa tặng một lô đất hơn 1.000m2 ở Quảng Ninh.

Bị cáo Lê Thanh Vân đã 2 lần thực hiện hành vi phạm tội; nhận 60 triệu đồng, một lô đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội và được hứa tặng một lô đất ở Quảng Ninh.

“Số tiền các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương đã nhận đều trên 1 tỷ đồng.  Hơn nữa, các bị cáo đều là những người hiểu biết pháp luật và có chức vụ nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội nên cần tuyên một bản án nghiêm khắc", đại diện Viện Kiểm sát đánh giá.

Từ những nhận định, phân tích trên, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng mức án 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; 10-12 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tổng hình phạt là 13 năm đến 15 năm 6 tháng tù.

Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Vân mức án 7-9 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Ông Lê Thanh Vân bị đề nghị mức án 7 - 9 năm tù. Ảnh: Trung Du.

Ông Lê Thanh Vân bị đề nghị mức án 7 - 9 năm tù. Ảnh: Trung Du.

Cơ quan công tố cũng đề nghị tuyên phạt bị cáo Phạm Minh Cường, 39 tuổi (thường gọi Cường "quắt") mức án 7-8 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; Vũ Đăng Phương (42 tuổi) mức án 6-7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước) mức án 13-14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Trước đó, tại phần xét hỏi, trả lời thẩm vấn về các cáo buộc Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng nói giữ nguyên tất cả lời khai tại cơ quan điều tra và không có ý kiến gì thêm.

Theo cáo buộc, năm 2020, ông Nguyễn Thế Mạnh, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mạnh Đức, và ông Nguyễn Trọng Phong (ở tỉnh Bắc Ninh) chung vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ III (ở phường Tân Hồng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh).

Sau khi hồ sơ dự án được các cấp có thẩm quyền thông qua, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xuất hiện kiến nghị từ một số công ty khác khiến thời gian chờ đợi kéo dài. Do đó, ông Mạnh và ông Phong đã nhờ anh Nguyễn Văn Đức (ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) tìm người can thiệp giúp. Sau đó, anh Đức tìm đến ông Nhưỡng, khi đó là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó trưởng ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi tiếp nhận đơn, ông Nhưỡng đã lấy tư cách đại biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn của Công ty Mạnh Đức gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết.

Cuối tháng 3/2021, khi dự án đã được phê duyệt ông Nhưỡng nhận 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng).

Đối với việc giúp đỡ Công ty cổ phần Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) sớm được cấp phép dự án tại tỉnh Quảng Ninh, ông Nhưỡng trình bày việc giúp đỡ này với tư cách là Đại biểu Quốc hội không phải tư cách cá nhân. Sau khi giúp Công ty Trường Sinh, ông Nhưỡng đã nhận tiền cảm ơn của doanh nghiệp nhưng không nhớ nhận bao nhiêu lần.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quản lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể, nhằm đảm bảo việc bố trí, sử dụng cơ sở vật chất một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.