| Hotline: 0983.970.780

Dạy thêm trái quy định bị xử phạt như thế nào?

Thứ Tư 19/02/2025 , 13:53 (GMT+7)

Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật với giáo viên dạy thêm trái quy định.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về quản lý dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực, đặt ra nhiều quy định chặt chẽ đối với hoạt động này. 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc như Thông tư 17, với kỳ vọng không cấm hoạt động dạy thêm nhưng phải quản lý một cách rõ ràng minh bạch, công khai cả trong trường cũng như ngoài trường.

"Với giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường, nếu tổ chức hay tham gia dạy thêm là phải chịu sự quản lý của pháp luật. Đã tổ chức dạy thêm thu tiền là phải đăng ký kinh doanh. Người dạy phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể, chỗ học cũng cần đảm bảo an toàn an ninh theo quy định", ông Thành nói.

Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật với giáo viên dạy thêm trái quy định (Ảnh minh họa).

Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật với giáo viên dạy thêm trái quy định (Ảnh minh họa).

Điều 4, Thông tư 29 quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống; Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mình đang được phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục; Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật với giáo viên dạy thêm trái quy định. Với giáo viên dạy thêm không giữ chức vụ quản lý trong nhà trường sẽ chịu các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Giáo viên dạy thêm khi đang đảm nhận chức vụ quản lý phải chịu hình thức kỷ luật cao hơn, tùy vào mức độ sai phạm, gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.

Người đứng đầu đơn vị sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để ra quyết định xử lý kỷ luật phù hợp với giáo viên dạy thêm trái quy định. Ngoài ra, một số trường hợp giáo viên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định tại Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 127/2021/NĐ-CP) quy định hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục.

Trong đó, nếu vi phạm quy định trong giáo dục, giáo viên có thể bị phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Dân Nam Sách gồng mình trong ‘bão bụi’: Nhà máy gạch ‘khủng’ không phép

HẢI DƯƠNG - Năm 2018, Công ty TNHH gạch Tuynel Minh Du bị đình chỉ xây dựng nhà máy sản xuất gạch, nhưng công trình vẫn hoàn thành và đưa vào hoạt động từ đó đến nay.

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện

Phong trào thi đua yêu nước tại Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quy định mới về kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.