| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá chất lượng, tiềm năng khoáng sản ở Gia Lai và Khánh Hòa

Thứ Năm 22/05/2025 , 15:06 (GMT+7)

Dự án điều tra, đánh giá tiềm năng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai giúp đánh giá chất lượng, tiềm năng tài nguyên các khoáng sản này.

Sáng 22/5 tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Bình Trọng chủ trì cuộc họp Hội đồng dự án “Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai” và đề án “Đánh giá tiềm năng các diện tích có triển vọng nhất vùng quặng thiếc Lâm Đồng - Khánh Hòa".

Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Bình Trọng chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lan Chi.

Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Bình Trọng chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lan Chi.

Ông Nguyễn Văn Bình thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, chủ nhiệm dự án “Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai” cho biết, dự án nhằm đánh giá chất lượng, tiềm năng tài nguyên khoáng sản magnesit, dolomit, felspat và wolastonit; đồng thời cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.

Về đánh giá khoáng sản, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã tổ chức thi công các hạng mục công trình trên mặt và theo chiều sâu các thân quặng đã phát hiện; đánh giá sự tồn tại, quy mô, cấu trúc, chiều dày và hàm lượng các thân quặng trong phạm vi giới hạn diện tích đánh giá tỷ lệ 1:5.000 theo khối lượng đề án đã được duyệt.

Ngoài ra, Liên đoàn đã tính tài nguyên dự báo ở cấp 333 và 334a đối với các loại khoáng sản: magnesit, dolomit, felspat và wolastonit. Dự án đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đối với đề án “Đánh giá tiềm năng các diện tích có triển vọng nhất vùng quặng thiếc Lâm Đồng - Khánh Hòa”, ông Nguyễn Mạnh Hải thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ cho biết, đề án nhằm phát hiện mỏ mới (thiếc và các khoáng sản khác đi kèm) và đánh giá tiềm năng quặng thiếc ở đới Đà Lạt.

Từ việc xác định rõ mục tiêu, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã điều tra khoáng sản thiếc và wolfram tỉ lệ 1:25.000 tại 9 khu vực với tổng diện tích 770km² bằng hệ phương pháp kỹ thuật phù hợp, có hiệu quả và đã xác định được các tiền đề địa chất thuận lợi để tạo quặng, các dấu hiệu quặng tin cậy, đã phát hiện được nhiều đới khoáng hóa, các thân quặng, vết lộ quặng và khoanh định được các tiểu khu có đủ cơ sở để đánh giá tiềm năng quặng thiếc và wolfram các tỷ lệ 1:10.000 và 1:5.000.

Liên đoàn cũng đã đánh giá tiềm năng quặng thiếc và wolfram tỉ lệ 1:10.000 và 1:5.000 trên 10 khu, tiểu khu có tổng diện tích 38,5km². Kết quả là đã xác định được 5 mỏ: Sông Khế, Sông Cầu, Hòn Dù - Sông Máu, Cổng Trời và Bảo Thuận 1 có các thân quặng thiếc và wolfram có tài nguyên, có khả năng kéo dài theo đường phương và chiều sâu, có khả năng phát hiện các thân quặng mới.

Ông Lại Mạnh Giàu - Liên đoàn trưởng Liên đoàn Vật lý Địa chất ghi nhận các ý kiến góp ý của Hội đồng. Ảnh: Lan Chi.

Ông Lại Mạnh Giàu - Liên đoàn trưởng Liên đoàn Vật lý Địa chất ghi nhận các ý kiến góp ý của Hội đồng. Ảnh: Lan Chi.

Tại cuộc họp, các ủy viên Hội đồng đều nhất trí thông qua có chỉnh sửa 2 đề án trên. Kết luận cuộc họp, ông Trần Bình Trọng - Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đánh giá cao Liên đoàn Vật lý Địa chất đã phát hiện, đánh giá chất lượng, tài nguyên dự báo và khả năng sử dụng quặng magnesit, dolomit, felspat và wolastonit; lựa chọn, khoanh định diện tích có triển vọng cho công tác thăm dò khoáng sản tiếp theo.

Cục trưởng Trần Bình Trọng cũng ghi nhận những kết quả của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ trong việc triển khai đề án “Đánh giá tiềm năng các diện tích có triển vọng nhất vùng quặng thiếc Lâm Đồng - Khánh Hoà”. Ông nhấn mạnh, từ năm 2015-2018, Liên đoàn đã tập trung tiến hành công tác điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:25.000, sơ bộ xác định tài nguyên 334a và lựa chọn các diện tích có triển vọng đánh giá khoáng sản chi tiết tỷ lệ 1:10.000 và 1:5.000, xác định tài nguyên cấp 333. 

Xem thêm
Cần một chỉ thị quyết liệt để ngăn chặn ô nhiễm môi trường

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp xây dựng Chỉ thị xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các điểm nóng, đặc biệt là ở hai thành phố lớn.

Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm trong bảo tồn đa dạng sinh học

Ninh Bình Nhân ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kêu gọi hành động thiết thực để giải quyết vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.