| Hotline: 0983.970.780

Chàng trai 9x chế tạo ca nô cứu hộ mùa lũ

Thứ Hai 04/10/2021 , 16:50 (GMT+7)

(TN&MT) - Sinh ra và lớn lên ở vùng lũ, anh Trần Trung (SN 1991, quê phường Hương Vinh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhiều lần chứng kiến cảnh bà con di tản một cách khó khăn khi có thiên tai ập đến. Vốn nặng lòng với quê hương, chính vì thế những chiếc ca nô cứu hộ mùa mưa lũ đã được chàng trai trẻ mày mò, chế tạo nên.

Anh Trung chia sẻ, Huế nói chung và quê của anh nói riêng hàng năm luôn hứng chịu những đợt mưa lũ lớn. Với địa hình thấp trũng, nơi anh ở luôn ở trong tình trạng ngập lụt dài ngày, đêm khuya phải di tản đến nơi cao ráo để trú ẩn.

“Hồi nhỏ, tôi luôn được bố mẹ đưa đi di tản vì mưa lũ, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 1999 khiến tôi giờ rất ám ảnh...”, anh Trung nói.

Trần Trung (bìa phải) - chàng trai xứ Huế luôn hướng về quê hương

Tốt nghiệp đại học, anh Trung cầm tấm bằng ngành môi trường “khăn gói” vào Bình Dương lập nghiệp và đã thành lập một công ty về lĩnh vực quan trắc môi trường lao động. Dù xa quê nhưng hàng năm Trung vẫn về Huế nhiều lần vì công việc và để thăm gia đình. Trong những chuyến đi về ấy, cực nhất là những mùa mưa bão, việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn, phải vừa lội nước, vừa quá giang qua những chuyến đò vô cùng nguy hiểm...

“Năm ngoái, những trận mưa lũ kinh hoàng làm vùng quê mình bị cô lập, ghe thuyền cứu hộ khó tiếp cận để ứng cứu, bà con rất cưc khổ. Mình nghĩ phải tạo ra loại phương tiện gì đó để giúp gia đình và bà con có thể thuận tiện di chuyển trong trường hợp khẩn cấp, cũng như ứng cứu y tế, lương thực. Đây cũng là cơ hội để đồng hành cùng với quê hương nơi mình sinh ra...”, Trung bộc bạch.

Thử nghiệm ca nô trên sông

Theo Trung, lâu nay bà con và lực lượng cứu hộ mùa lũ ở quê thường dùng thuyền phao loại bình thường hoặc ghe nhôm. Thuyền phao thì nhẹ nên khi xuống nước là bị cản nước, không có độ căng đáy nên di chuyển chậm, chưa kể dễ bị thủng dẫn đến xì hơi nguy hiểm, khi đi vào khu vực có gió khả năng bị xoay vòng cao. Còn với ghe nhôm, dù được gắn động cơ nhưng sức chứa không nhiều và ngồi rất dễ tròng trành nên khả năng lật rất cao khi gặp dòng nước lớn.

Trung cho hay quyết định chế tạo ca nô bởi anh có chút ít kinh nghiệm làm việc liên quan đến mảng an toàn lao động trong các nhà máy đóng tàu, giàn khoan. Mặt khác rất thường đi quan sát thực tế... Sau khi tìm hiểu, so sánh và nghiên cứu kỹ, Trung tham khảo thêm các công ty sản xuất ca nô trước khi bắt tay vẽ mẫu. Trung suy nghĩ “nơi khác họ quan trọng tốc độ, còn ở Huế và miền Trung thì quan trọng sự chắc chắn, bền và an toàn”.

“Các loại nguyên vật liệu và máy móc trong mùa dịch vốn đã đắt đỏ thì nay khó tìm do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc tìm thuê nhân sự đóng cũng trở ngại. Nhiều lần mình định từ bỏ ý tưởng. Nhưng gia đình, bạn bè và nhiều cộng sự mình đã ủng hộ, cùng nhau thiết kế rồi thuê người đóng thành công”, Trung nói.

Ca nô của Trung có thể cứu hô, giúp đỡ người dân trong mùa mưa lũ

Sau khi hoàn thành, chiếc ca nô đầu tiên cơ bản ổn với các thông số kỹ thuật đáp ứng đầy đủ yêu cầu, chiều dài 4,5m, ngang 1,2m được làm bằng vật liệu composite, tải trọng 300kg. Chiếc ca nô như thế có thể chở được 5 người, lúc khẩn cấp có thể hơn.

“Ca nô được thiết kế, cải tiến khắc phục được rất nhiều hạn chế có ở ghe nhôm và thuyền phao. Ngoài không tròng trành, còn có thể đứng trên mũi ca nô để tiếp cận gần nhất các điểm đến. Với kích thước vừa phải, có thể đi trên sông lẫn đường ngập lụt, thuận tiện di chuyển vào khu dân cư ngập sâu mà không bị vướng. Tùy theo mục đích sử dụng, người dùng có thể gắn loại máy có mã lực lớn nhỏ, tạo ra vận tốc khác nhau. Ca nô được làm bằng composite nên có thể cách điện nếu đi vào khu vực bị rò điện. Trên ca nô còn có băng ghế để mọi người ngồi thoải mái”, Trung hào hứng.

Cũng theo Trung, mỗi chiếc ca nô có giá từ 16- 18 triệu đồng và có thể tăng, giảm tùy theo loại máy cũng như các phụ kiện đi kèm. Tuy nhiên, khi bán cho các đơn vị chuyên hỗ trợ mưa bão, cũng như các tấm lòng hảo tâm, thiện nguyện Trung cũng sẽ có chế độ ưu đãi, giảm giá. Hiện, đã có một số khách hàng ở Quảng Trị, Quảng Bình đặt mua...

Nhóm của Trung tặng ca nô cho bà con vùng lũ Thừa Thiên – Huế

Vừa qua, Trung cũng đã cùng với nhóm mình trao tặng 3 chiếc ca nô cứu hộ mùa mưa lũ cho người dân các vùng thường xuyên bị ngập lụt ở Thừa Thiên – Huế.

Được biết, không chỉ để dùng trong việc di chuyển mùa mưa lũ, ca nô này theo Trung còn có thể phục vụ du lịch ở các sông, hồ. Vì thế, Trung cũng đã thành lập một công ty để hoạt động trong lĩnh vực du lịch đặt trụ sở ở quê nhà là phố cổ Bao Vinh. Hiện Trung đang xin giấy phép, phối hợp với một số đơn vị lữ hành chở khách du lịch dọc sông Hương để tham quan, trải nghiệm các di tích, danh thắng, làng nghề...

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

Thêm một nhà máy điện rác vận hành tại Hà Nội

Sáng ngày 1/5, dự án Nhà máy điện rác Seraphin với công suất 2.250 tấn/ngày đêm được vận hành thử nghiệm, bắt đầu tiếp nhận xử lý rác.

Quỹ phòng tránh thiên tai hỗ trợ gần 50% trạm đo mưa trên cả nước

Với gần 37,5 tỷ đồng được tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã lắp đặt gần 1.000 thiết bị cảnh báo mưa lũ.

30 nhà khoa học Việt - Nga nghiên cứu ô nhiễm biển Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học Viện sĩ Oparin chuẩn bị đưa 30 nhà khoa học của Nga và Việt Nam khảo sát đa dạng sinh học, nghiên cứu ô nhiễm tại biển Đông.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.