| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 22/04/2022 , 20:40 (GMT+7)

Bảo Lâm (Cao Bằng): Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Thứ Sáu 22/04/2022 , 20:40 (GMT+7)

(TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc, ngày 21/4, tại xóm Cả Đổng, xã Đức Hạnh, UBND huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.

10.jpg
Toàn cảnh Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm (Cao Bằng).

Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng. Hiện, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) có hơn 1.330 người dân tộc Lô Lô sinh sống tại 4 xóm thuộc xã Đức Hạnh, gồm: Cả Pẻn A, Cả Pẻn B, Cà Đổng, Cà Mèng. Đồng bào dân tộc Lô Lô nơi đây có bản sắc văn hóa độc đáo, từ trang phục, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề truyền thống, ẩm thực đến phong tục cưới hỏi, các lễ hội.

Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm là sự kiện nằm trong Đề án phát triển du lịch - dịch vụ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), giai đoạn 2022 - 2025. Ngày hội là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nói chung và dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm nói riêng.

2(1).jpg
Bà con dân tộc Lô Lô đã có mặt từ rất sớm để tham dự Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm (Cao Bằng).

Ngày hội văn hoá dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên là người dân tộc Lô Lô đến từ các xóm: Cà Đổng, Cà Pẻn A, Cà Pẻn B, Cà Mèng, xã Đức Hạnh trình diễn, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với Ngày hội, du khách được thăm quan, trải nghiệm những nét văn hóa của đồng bào dân tộc Lô Lô thông qua các hoạt động phong phú như: thi hát dân ca Lô Lô; múa, nhảy dân gian; thi trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô; thi thêu thổ cẩm; thi quay sợi bông dệt vải; thi đan lát; thi các trò chơi dân gian… Đồng thời, được thưởng thức những món ăn đặc sắc dân tộc do chính bàn tay lao động của đồng bào dân tộc Lô Lô nơi đây làm ra, tất cả sẽ tạo nên không gian văn hoá riêng biệt của đồng bào dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm.

Ngày hội là dịp để nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng và đông đảo các dân tộc trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời, khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống mang tính nhân văn của đồng bào dân tộc nơi đây, góp phần quảng bá, phát triển du lịch, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc tại địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

7.jpg
Các tiết mục văn hóa, văn nghệ mang đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lô Lô.

Tại Ngày hội cũng đã diễn ra Lễ công bố đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng). Đây là di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.

Một số hình ảnh đặc sắc, đầy ấn tượng tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã được phóng viên ghi lại:

1(4).jpg
Lễ cầu mưa - một trong những nghi lễ quan trọng gắn với phong tục, tập quán, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Lô Lô.
3(2).jpg
Đồng bào dân tộc Lô Lô của huyện Bảo Lâm còn lưu giữ được trang phục truyền thống.
4.jpg
Các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc Lô Lô được mang đến trưng bày tại Ngày hội.
5.jpg
Dệt vải thủ công được đồng bào dân tộc Lô Lô gìn giữ nhiều đời nay.
8.jpg
Đồng bào dân tộc Lô Lô chuẩn bị trang phục đến tham dự Ngày hội.
9.jpg
Các tiết mục văn hóa, văn nghệ mang đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lô Lô.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

  • Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

    (TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

  • Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

    (TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer

    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.

  • Bí thư huyện uỷ Yên Bình tham gia trồng hoa, vệ sinh môi trường cùng bà con giáo dân

    Nhân dịp đón Lễ Phục sinh 2023, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đồng loạt tổ chức hoạt động “Ngày cuối tuần cùng bà con giáo dân” và thăm hỏi tặng quà chúc mừng bà con giáo dân trên địa bàn toàn huyện.

  • Sức sống dòng sông Mẹ

    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.

  • Rộn ràng sắc màu các dân tộc đón Tết Độc lập

    (TN&MT) - Chào mừng 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách tham quan.

  • Phú Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI

    Tối ngày 25/8, tại Quảng trường 1/4, thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc lần thứ XI - năm 2022 với sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, vận động viên, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

  • Về Nghĩa Đô – Bảo Yên xem bà con dân tộc Tày làm du lịch

    (TN&MT) - Cách trung tâm huyện Bảo Yên( Lào Cai) gần 30km, xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống. Nghĩa Đô không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất