| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ nới kiểm soát khí thải lưu huỳnh với nhà máy nhiệt điện than

Thứ Hai 14/07/2025 , 09:18 (GMT+7)

Bên cạnh nới lỏng kiểm soát khí thải lưu huỳnh, Ấn Độ hủy bỏ quy định bắt buộc lắp hệ thống xử lý khí thải lưu huỳnh tại hầu hết nhà máy nhiệt điện than.

Ấn Độ hiện sở hữu hệ thống nhiệt điện than khổng lồ, với nhiều nhà máy công suất hàng nghìn MW. Ảnh: Tạp chí Thiên Nhiên và Môi Trường.

Ấn Độ hiện sở hữu hệ thống nhiệt điện than khổng lồ, với nhiều nhà máy công suất hàng nghìn MW. Ảnh: Tạp chí Thiên Nhiên và Môi Trường.

Chính phủ Ấn Độ vừa chính thức nới lỏng các quy định về khí thải lưu huỳnh đối với phần lớn các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời hủy bỏ yêu cầu bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải trị giá 30 tỷ USD - một chính sách được áp dụng từ năm 2015.

Theo hãng tin Reuters, vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ nước này đã xem xét điều chỉnh quy định môi trường được ban hành cách đây một thập kỷ. Quy định này yêu cầu gần 540 tổ máy nhiệt điện than phải lắp đặt hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải (FGD) nhằm giảm lượng khí SO₂ phát thải ra môi trường.

Theo thông báo chính thức được Bộ Môi trường Liên bang Ấn Độ mới ban hành vào tối 11/7 (giờ địa phương), 79% các nhà máy nhiệt điện than nằm ngoài bán kính 10 km tính từ các khu vực đông dân và ô nhiễm, sẽ được miễn trừ không phải lắp đặt FGD.

Đối với 11% các nhà máy nằm gần khu vực đông dân, việc có phải lắp FGD hay không sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Chỉ 10% còn lại, chủ yếu nằm tại New Delhi và các đô thị có trên 1 triệu dân, vẫn phải lắp đặt hệ thống khử lưu huỳnh trước tháng 12/2027, theo quy định mới.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực Quốc doanh NTPC - nhà sản xuất điện lớn nhất Ấn Độ, đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho khoảng 11% công suất phát điện, trong khi 50% các tổ máy còn lại đang trong quá trình đặt hàng hoặc lắp đặt thiết bị.

Thông báo không nêu rõ quyết định nới lỏng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cạnh tranh hoặc hoàn vốn của các nhà máy đã đầu tư FGD.

Chính phủ Ấn Độ cho biết thêm, quyết định trên được đưa ra sau khi Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương phân tích và nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị kiểm soát hiện nay có thể làm tăng lượng khí CO2 phát thải, một tác động tiêu cực khác đến môi trường.

Tổng hợp từ Reuters

Xem thêm
Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất