| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu sắn mang về nhiều ngoại tệ nhất từ trước đến nay

Thứ Tư 18/01/2023 , 14:15 (GMT+7)

Do tăng trưởng tốt cả về lượng lẫn giá trị, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn trong năm 2022 đã đạt kỷ lục mới về kim ngạch.

Xuất khẩu sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD.

Xuất khẩu sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD.

Kỷ lục mới

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 390 nghìn tấn, trị giá 153 triệu USD. Tính chung trong cả năm 2022, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và 19,7% về giá trị so với năm 2021.

Như vậy, xuất khẩu sắn trong năm 2022 đạt kỷ lục mới cả giá trị. Trước đây, kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt cao nhất là năm 2015 với 1,316 tỷ USD. Sau năm đó, kim ngạch xuất khẩu sắn giảm xuống, có năm chỉ còn dưới 1 tỷ USD và đã trở lại mốc trên 1 tỷ USD liên tục trong mấy năm gần đây.

Các chủng loại sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là tinh bột sắn và sắn lát khô.

11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 2,18 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tinh bột sắn chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc và Indonesia.

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 94,47% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước với 2 triệu tấn, trị giá 987 triệu USD, tăng 16,8% về lượng và tăng 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 693,63 nghìn tấn sắn lát khô, trị giá 203,17 triệu USD, giảm 11,1% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Sắn lát khô được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Papua New Guinea. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn lát khô lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,25% tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước với 542,77 nghìn tấn, trị giá 152,02 triệu USD, giảm 21,5% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ấn tượng thị trường Hàn Quốc

Đáng chú ý là trong 11 tháng năm 2022, trong khi lượng sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh thì xuất khẩu sắn lát sang Hàn Quốc lại tăng mạnh khi đạt 138 nghìn tấn và 49 triệu USD (tăng 56,9% về lượng và 66,7% về giá trị so với cùng kỳ 2021).

Không chỉ sắn lát, xuất khẩu tinh bột sắn sang Hàn Quốc trong năm 2022 cũng tăng trưởng rất mạnh. 11 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 về cung cấp tinh bột sắn cho thị trường Hàn Quốc, với 3,48 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và tăng 53,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy tăng trưởng mạnh và là nguồn cung cấp lớn thứ 2 nhưng giá trị xuất khẩu cũng như thị phần của tinh bột sắn ở Việt Nam tại Hàn Quốc còn khá khiêm tốn khi so với nguồn cung lớn nhất là Thái Lan (chiếm 89% tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu vào Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2021).

Xuất khẩu sắn sang Hàn Quốc cũng tăng trưởng rất ấn tượng. Trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn cho Hàn Quốc, với 118,15 nghìn tấn, trị giá 49,84 triệu USD, tăng 42,6% về lượng và tăng 62,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần sắn của Việt Nam chiếm 42,8% trong tổng lượng sắn nhập khẩu của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đang là thị trường rất tiềm năng của ngành sắn Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng cao. Riêng về sắn, trong 11 tháng năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu 276,1 nghìn tấn, trị giá 92,84 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng 73,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.