| Hotline: 0983.970.780

Vướng mắc trong xác định đơn giá xử lý rác sinh hoạt ở Ninh Bình

Thứ Tư 09/04/2025 , 14:20 (GMT+7)

NINH BÌNH UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu làm rõ dữ liệu đầu vào còn thiếu trong quá trình xây dựng đơn giá đã trình trước đó.

Ngày 22/01/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã có tờ trình phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ “Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” với tổng kinh phí thực hiện gần 90,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc chính trong đề xuất này là cách xác định đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, kinh phí thực hiện gói thầu được lập căn cứ theo đơn giá tạm tính là 450.000 đồng/tấn.

Sở Nông nghiệp và Môi trường lý giải cách đưa ra mức giá này là bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chưa ban hành định mức kinh tế kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt nên áp dụng theo đơn giá của một số địa phương đã ký hợp đồng với nhà đầu tư để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện.

Cần làm rõ đơn giá tạm tính là 450.000 đồng/tấn chất thải rắn sinh hoạt do Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất. Ảnh: IT.

Cần làm rõ đơn giá tạm tính là 450.000 đồng/tấn chất thải rắn sinh hoạt do Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất. Ảnh: IT.

Cụ thể, đơn giá dịch vụ của các địa phương như: Tỉnh Bắc Ninh là 396.000 đồng/tấn rác, TP Hà Nội là 21-23 USD/tấn rác, tỉnh Phú Thọ là 16 USD/tấn rác và tỉnh Thừa Thiên Huế là 395.000 đồng/tấn rác.

Tuy nhiên, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho rằng đơn giá mà Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất là chưa có đủ cơ sở. Bởi lẽ, ngày 20/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành Thông tư số 36/TT-BTNMT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 06/02/2025.

Sở Nông nghiệp và Môi trường hiện chưa báo cáo về các điều kiện lập dự toán nhiệm vụ; lý do không áp dụng phương pháp lập dự toán; phương pháp xác định đơn giá tạm tính. Vì thế UBND tỉnh Ninh Bình cần giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

Được biết, tại Hội nghị nghe báo cáo khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện “Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” diễn ra ngày 31/3/2025, ông Nguyễn Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan làm rõ 03 nội dung.

Cụ thể, các cơ quan hữu quan cần thống nhất công nghệ lựa chọn để mời thầu; giải trình rõ những khó khăn, vướng mắc, những dữ liệu đầu vào còn thiếu trong quá trình xây dựng đơn giá theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật; xác định đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp tính toán của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại các tờ trình trước đó.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.