| Hotline: 0983.970.780

Vườn sầu riêng đặc biệt dùng tỏi, ớt, chuối, dứa để bón cho cây

Chủ Nhật 18/09/2022 , 18:07 (GMT+7)

Dù sở hữu vườn sầu riêng chỉ 1 ha nhưng với cách làm đặc biệt của mình, ông Đoàn Thanh Hải huyện Krông Pắc (Đăk Lăk) vẫn có thu nhập cao cho vụ sầu 2022.

 

Hiện nay, diện tích sầu riêng của tỉnh Đăk Lăk trên 15.000 ha, là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 của cả nước sau tỉnh Tiền Giang, ước sản lượng thu hoạch năm 2022 là 170.000 tấn và ước sản lượng đến năm 2025 là trên 300.000 tấn. Trong đó, huyện Krông Pắc được xem là cái nôi của sầu riêng Đăk Lăk.

 

Trước khi tham dự sự kiện công bố lô sầu riêng đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã đến thăm vườn của ông Đoàn Thanh Hải, ngụ xã Êa Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.

 

Điều Bộ trưởng Lê Minh Hoan ấn tượng nhất đó là sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người nông dân Đăk Lăk này. Theo chia sẻ, ông Đoàn Thanh Hải (bìa trái) có vườn sầu riêng khoảng 1 ha, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 20 tấn. Mặc dù đã vào thời điểm cuối vụ, giá tại vườn đã lên đến khoảng 80.000 đồng/kg nhưng ông vẫn chưa cắt bán.

 

Nếu tính đơn giản với mức giá 80.000 đồng/kg như hiện nay, 1 ha sầu riêng này sẽ đem về cho ông Hải khoảng 1,6 tỷ đồng trong vụ sầu năm 2022. Có thể nói, đây là mức thu nhập đang mơ ước của những người làm nông nghiệp.

 

Điểm đặc biệt là vườn của ông Hải được trồng theo hướng hữu cơ. Tất cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được ông ủ từ các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, ớt, chuối, dứa... Trong ảnh là thùng phuy 200 lít dùng để ủ dung dịch bảo vệ thực vật với nguyên liệu là 10 kg tỏi, 10 kg ớt, mem rượu và cám.

Trước đông đảo đoàn tham quan, ông Hải không ngần ngại nhúng tay vào rồi mếm, khẳng định tính hữu cơ của dung dịch: "Vị của nó vẫn còn hơi cay, nhưng không gắt",

 

Người nông dân Krông Pắc này cho biết, để sử dụng làm dung dịch bảo vệ thực vật, ông pha 10 lít dung dịch đã ủ đủ ngày với 40 lít nước rồi phun cho sầu riêng. Trong khi đó, dung dịch bón cây (ảnh) thì được ông Hải ủ từ dứa và chuối.

 

Chủ vườn sầu riêng trị giá 1,6 tỷ đồng cho biết, trong một lần chuối khó tiêu thụ, ăn không hết, biếu cũng đã thừa, ông thử đem ủ lên men rồi bón cho sầu riêng. Sau đó dung dịch còn được cho thêm dứa thái lát để tăng hiệu quả. Ông Hải nói: "Tôi cũng không rõ trong chuối với dứa cụ thể có gì, nhưng khi bón cho sầu riêng thấy nó đẹp hẳn lên".

 

Chia sẻ trước thông tin sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, ông Hải vui mừng cho biết bà con nông dân trông chờ vào thời điểm này nhiều năm nay: "Hôm nay sầu riêng được đi Trung Quốc chính ngạch chúng tôi mừng lắm. Năm nay bán đợt đầu giá thấp nhưng hy vọng việc xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp giá cả sẽ tăng lên trong các vụ tới".

Tổ yến sang Trung Quốc: Không chỉ là hàng hóa, mà là quy chuẩn

Tổ yến sang Trung Quốc: Không chỉ là hàng hóa, mà là quy chuẩn

Nghị định thư về tổ yến xuất khẩu quy định chặt chẽ về hệ thống truy xuất nguồn gốc, vốn là yếu tố then chốt trong thương mại nông sản hiện đại.

Bộ trưởng Ethiopia: ‘Chúng tôi không đánh đổi môi trường lấy sản lượng’

Bộ trưởng Ethiopia: ‘Chúng tôi không đánh đổi môi trường lấy sản lượng’

Thời sự 12:44

Với lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực toàn diện, Ethiopia đã trở thành nhà sản xuất lúa mì lớn nhất châu Phi, đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Một người tử vong khi nỗ lực chữa cháy rừng ở Bắc Kạn

Một người tử vong khi nỗ lực chữa cháy rừng ở Bắc Kạn

Thời sự 11:44

Bắc Kạn Một người phụ nữ tử vong trong vụ cháy rừng xảy ra tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Đảm bảo công lý khí hậu và công lý lương thực

Đảm bảo công lý khí hậu và công lý lương thực

Kết luận phiên thảo luận cấp Bộ trưởng tại Hội nghị P4G, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định, chuyển đổi hệ thống lương thực không còn là câu chuyện của từng quốc gia.

Việt Nam đã trở thành cường quốc lương thực toàn cầu

Việt Nam đã trở thành cường quốc lương thực toàn cầu

Đây là nhận xét của ông Maximo Torero, Chuyên gia kinh tế trưởng của FAO, khi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 'Không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu bằng cách tạo ra khủng hoảng lương thực'

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 'Không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu bằng cách tạo ra khủng hoảng lương thực'

Đây là thông điệp của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, kêu gọi sự hợp tác 'gieo mầm công nghệ' để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh của toàn nhân loại.

Xem thêm