| Hotline: 0983.970.780

Vườm ươm hữu cơ tiền tỷ của nông dân xứ rau

Thứ Bảy 25/01/2020 , 13:20 (GMT+7)

Ở xứ rau Đơn Dương (Lâm Đồng), ông Thắng làm vườn ươm hữu cơ và bán giống cho nông dân. Mỗi năm, vườn cho thu nhập 15 tỷ đồng.

Trong số 7,5ha đất nông nghiệp của gia đình, ông Nguyễn Quốc Thắng (47 tuổi, ngụ xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) sử dụng 2ha để làm vườn ươm các loại giống rau.
Đây là vườn ươm lớn và cũng là vườn hữu cơ hiếm hoi được ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận đạt chuẩn.  
Theo chủ vườn, ông trộn đất sạch cùng phân chuồng rồi ủ trong vòng 1 năm. "Tôi chất đất thành đống lớn và cứ để vậy suốt thời gian dài. Nhiệt độ tự nhiên bên trong đất lên đến 70 độ C nên các mầm cỏ, cây dại và virus, mầm bệnh sẽ bị triệt tiêu", ông Thắng chia sẻ.   
Nguồn đất sạch sau đó được đóng vào những khay mút xốp có hàng chục lỗ nhỏ để sẵn sàng cho việc đặt hạt giống.
Khâu gieo hạt được cho là tốn thời gian, công sức nhưng gia đình ông Thắng đã đầu tư các máy gieo hiện đại. Do vậy, một người đứng máy có thể gieo hàng trăm khay giống mỗi ngày.
"Vườn ươm hữu cơ nên không thể sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tôi phải sử dụng các loại men vi sinh và các chế phẩm sinh học có xuất xứ Nhật Bản để bón cho cây", chủ vườn ươm thổ lộ.
Nông dân Nguyễn Quốc Thắng bắt đầu nghề ươm giống rau từ năm 1998 và trở thành nơi cung cấp cây con cho cả vùng Đơn Dương, Đà Lạt, thậm chí các tỉnh lân cận. 
Hiện nay, khu vườn hữu cơ đang ươm khoảng 20 loại cây giống và dòng sản phẩm chủ đạo là cà chua, ớt, xà lách, cà tím...  
Trong đó nhiều loại được nhập hạt, củ... từ Hà Lan, Mỹ.  
Chủ vườn 47 tuổi cho biết, mỗi năm, vườn ươm cung cấp ra thị trường từ 6-8 triệu cây giống các loại.
Để đảm bảo cây giống chất lượng, ở khu vườn 2ha, gia đình ông Thắng đầu tư trên 5 tỷ đồng lắp đặt nhà kính và các loại máy móc hiện đại để vận hành sản xuất. Chi phí vận hành cho khu vườn ước tính từ 8-9 tỷ đồng mỗi năm.
Chủ vườn ươm cho biết, hiện nay, từ việc kinh doanh cây giống, khu vườn cho thu về tổng cộng gần 15 tỷ đồng mỗi năm. Ông chia sẻ: "Nông nghiệp hữu cơ là mô hình tôi theo đuổi bấy lâu nay. Sắp tới tôi sẽ làm giống cây chất lượng cao bằng cách ươm trong các tủ kính. Đây là phương pháp mới, hiện đại và những công ty lớn của nước ngoài áp dụng".

Xem thêm
Chủ động ứng phó với diễn biến của bão WIPHA

Bản tin NN-MT tối 21/7 mang đến thông tin trọng tâm về công tác ứng phó với bão số 3 - WIPHA: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An đang khẩn trương sơ tán dân, gia cố công trình thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt bão, bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Bão Wipha quật ngã cây xanh, thổi bay người ở tỉnh Quảng Đông

Trung Quốc Tính đến sáng 21/7, các cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa công bố số liệu sơ bộ thiệt hại về người và tài sản do bão Wipha gây ra.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất