| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục đàm phán về vùng biển cửa Vịnh Bắc Bộ

Thứ Bảy 09/01/2021 , 06:54 (GMT+7)

Ngày 7/1, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán trực tuyến về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và về hợp tác cùng phát triển trên biển.

Ngày 7/1, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán trực tuyến vòng XIV Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng XI Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam – Trung Quốc.

Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là ông Dương Nhân Hỏa, Đại diện các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong bầu không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng, hai bên đã trao đổi ý kiến về các công việc của hai Nhóm công tác; nhất trí căn cứ lộ trình đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông đạt tiến triển tích cực theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà hai nước đều là thành viên.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm túc các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước về việc xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát bất đồng, không có các hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển.

Hai bên nhất trí tiếp tục tổ chức đàm phán Vòng XV Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng XII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc vào thời điểm phù hợp do hai bên thỏa thuận qua đường ngoại giao.

  • Tags:
Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.

Đột phá mới trong quản lý môi trường, tài nguyên nước và viễn thám

Cải cách thể chế, xây dựng Big Data, phát triển kinh tế tuần hoàn và hiện đại hóa hệ thống quan trắc là bốn trụ cột cho chiến lược phát triển TNMT.