Nuôi biển mang lại kinh tế bền vững cho ngư dân Kiên Giang
Thứ Ba 29/04/2025 , 15:41 (GMT+7)
Kiên Giang đẩy mạnh nghề nuôi biển, phát huy tiềm năng kinh tế biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Nuôi biển mang lại kinh tế bền vững cho ngư dân Kiên Giang
MC: Thưa quý vị và các bạn. Kiên Giang với đường bờ biển dài hơn 200 km, không chỉ là một trong những trung tâm thủy sản lớn của cả nước mà còn là nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển hiện đại. Những năm gần đây, tỉnh đã và đang đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, tạo ra những bước chuyển mình quan trọng. Để tìm hiểu về sự phát triển của nghề nuôi biển tại Kiên Giang như thế nào? Sau đây mời quý vị và các bạn cùng xem phóng sự do Báo Nông nghiệp và Môi trường thực hiện.
Kiên Giang với vùng biển rộng hơn 63.200 km2, trong đó có hơn 140 đảo và bờ biển trải dài trên 200 km, hơn 100 cửa sông, kênh, rạch hướng ra biển nên rất thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế thủy sản cả trong đất liền, trên biển và hải đảo, trong đó có thế mạnh rất lớn về tài nguyên biển để phát triển nghề nuôi biển hiện đại.
Phát biểu Ông TRẦN ĐÌNH LUÂN – Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường): “Kiên Giang nằm ở bờ biển Tây có sóng gió ít hơn so với các vùng biển Đông nên Kiên Giang có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi biển….”
Nhằm giúp bà con có thêm kiến thức để phát triển kinh tế biển những năm qua TTKN Kiên Giang đã triển khai mô hình trình diễn nuôi cá mú Trân Châu, cá chim dây vàng và nhiều loại thủy sản khác, đây là những loài mới thích nghi với vùng biển Kiên Giang và phát triển tốt
Phát biểu Ông NGUYỄN CHIẾN THẮNG – Giám đốc HTX nuôi trồng Thủy sản Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang:“Cá nuôi ở đây có lợi nhuận cao, mọt cái lồng như này.Từ ngày khuyến nông có tập huấn nuôi cá long bè thì nó đạt hơn trước kia, tỉ lệ sống nó cao hơn, sản lượng đạt yêu cầu hơn” .
Phát biểu Ông ĐẶNG TÙNG LONG – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang: “Chúng tôi có dự tính nuôi cá lồng bè gắn với làng nghề làm cái dịch vụ du lịch tại một số xã để giúp người dân tăng thêm thu nhập.. ”
Từ năm 2020, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Đề án phát triển nghề nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Mục tiêu của đề án này nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại; đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo; góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.
Phát biểu Ông LÊ HỮU TOÀN – Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang: “Đối với Kiên Giang chúng tôi xác định phát triển nghề nuôi biển là định hướng. Từ năm 2020 đã có đề an nuôi biển được UBND tỉnh phê duyệt qua đó chúng tôi đã chuyển khai đề án này trên toàn bộ dịa bàn của tỉnh… ”
Theo kế hoạch đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang sẽ phát triển diện tích mặt nước nuôi lên 16.000 ha, đạt 14.000 lồng nuôi, trong đó nuôi công nghệ cao 6.600 lồng. Sản lượng nuôi biển đạt 207.190 tấn, giá trị sản xuất đạt 19.487 tỷ đồng. Thu hút khoảng 47.700 người vào lĩnh vực hoạt động nuôi biển.
MC: Thưa quý vị! Phát triển nghề nuôi biển bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là mục tiêu quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng biển, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương. Hy vọng với những chính sách phù hợp và sự chung tay của cộng đồng, Kiên Giang sẽ trở thành điểm sáng trong ngành thủy sản Việt Nam. Đến đây phóng sự do Báo Nông nghiệp và Môi trường thực hiện xin được phép khép lại, xin cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị, xin kính chào và hẹn gặp lại.