Miệt mài nón lá làng Chuông trên từng đường kim mũi chỉ
Chủ Nhật 29/09/2024 , 14:09 (GMT+7)
Người làng Chuông vẫn miệt mài khâu từng chiếc nón, người già truyền lại cho lớp trẻ, cứ thế nghề nối nghề, vững tin và âm thầm gìn giữ chiếc nón lá truyền thống, nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam.
Miệt mài nón lá làng Chuông trên từng đường kim mũi chỉ
Không chỉ là vật dung che mưa, che năng hăng ngày, chiếc nón lá còn chứa đưng cả kho tang lịch sử, văn hóa của người Việt với nền tang văn minh lúa nước. người lang Chuông ( Thanh Oai, Hà nội) được cả nước biết đến với niềm tự hào ‘Muốn ăn cơm trăng cá mè, muốn đội nón tốt thì về lang Chuông’
Nghệ nhân TẠ THU HƯƠNG
‘Cái nón Chuông đẹp hơn nón thiên hạ là đường kim mũi chĩ và cách bứt vòng, quai nón, khăn nón, nức nón, lồng nôi nhón đều đẹp hơn nón thiên hạ, nên nón lá làng Chuông nổi tiếng từ lâu đời”
Theo Nghệ nhân Tạ Thu Huơng, GĐ HTX non lá Thu Huơng, nguyên liệu làm nón lá, lá lụi lấy từ rừng Hương Sơn Hà Tĩnh, mang về lá còn tươi xanh, vò với cát, phơi 3-4 nắng ở triền đê được nắng, mang về sấy với lưu huỳnh, sau đó lá sẽ trắng đều. Làm nón lá có 8 công đoạn, công đoạn khó nhất là khâu kim. Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu…
Phong vân
Nghệ nhân TẠ THU HƯƠNG
‘Cái tay mũi kim khâu là phải kim nhỏ, khâu đều mũi, muốn được cái nón đẹp thì phải tạo được cái khuôn đẹp, cái mái nón khuôn nón đẹp thì lên cái nón nó mới đẹp
Nón lá lang Chuông, huyện Thanh Oai là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Hà Thành. Tuy nhiên, hiện nay còn rất ít hộ dân theo nghề. Vì Để làm ra một chiếc nón hòan chỉnh, người thợ thuơng mất 7 đến 8 tiêng với mức thu nhập không cao. mấy năm gần đây, nghệ nhân lang non đã nghĩ ra ý tương độc đáo vừa bắt kịp với xu hướng thời đại vừa giữ gìn nghề truyền thông.
Phong vân
Nghệ nhân TẠ THU HƯƠNG
‘nếu mà giữ mãi một chiếc nón truyền thống khi đi bán thì người dân thu nhập 3 triệu đồng/tháng là cao nhất mà làm mười mấy tiếng trong một ngày. Tôi mong muốn làm sao, làm sao giữ được cái nghề nhưng phải biến tấu làm sao thành nhiều mẫu mã đa dạng phong phú’
Nghĩ là làm, chị Hương đã thử làm những chiếc nón chùm, nón xòe, nón lâm xung, nón thêu phong cảnh Việt Nam vô cùng độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang tâm hồn Việt đã theo du khách đi khắp nơi trên thế giới.
Có thể thấy, trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón không còn hưng thịnh như xưa, người dân làng Chuông vẫn miệt mài khâu từng chiếc nón, người già truyền lại cho lớp trẻ, người lớn dạy cho trẻ nhỏ, cứ thế mà nghề nối nghề, họ vững tin và âm thầm gìn giữ chiếc nón lá vừa là truyền thống, vừa là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt nam.