| Hotline: 0983.970.780

Google Doodle hôm nay

Google Doodle 20/12: Tưởng nhớ Sudan - Tê giác trắng đực cuối cùng

Chủ Nhật 20/12/2020 , 07:15 (GMT+7)

Video google doodle hôm nay ngày 20/12/2020: Tưởng nhớ Sudan - Chú tê giác trắng đực cuối cùng của Trái đất. Sudan chết ngày 20/3/2018 do sức khỏe và nhiễm trùng.

Google Doodle 20/12: Tưởng nhớ Tê giác trắng đực cuối cùng - SuDan

Google Doodle tưởng nhớ chú tê giác trắng đực cuối cùng

Sáng nay 20/12, Google đã thay biểu trưng của mình trên trang chủ để tưởng nhớ đến SuDan - Chú tê giác trắng đực cuối cùng của Trái Đất chết.

Tháng 12/2009, Sudan được chuyển tới Khu bảo tồn Ol Pejeta cho chương trình "Cơ hội tồn tại cuối cùng" nhằm hy vọng có thể lai giống loài tê giác trắng này. Nhưng sau đó, không thành công.

Hình ảnh biểu trưng của google Doodle lần này là hình ảnh chú tê giác trắng cô đơn một mình trong rừng đang xế chiều, đúng như mệnh danh mọi người đã đặt cho sudan - "gã độc thân quyến rũ nhất thế giới".

Sudan - chú tê giác trắng đực cuối cùng

Sudan (1973 – 19/3/2018) là tên một cá thể tê giác trắng phương bắc (Ceratotherium simum cottoni), là tê giác trắng đực cuối cùng của Trái Đất.

Tháng 2/1975, khi mới hai tuổi, Sudan dính bẫy của một người thợ bẫy thú cùng 5 con tê giác trắng khác (hai con đực: Sudan và Saut và bốn con cái: Nola, Nuri, Nadi, Nesari).

Sau đó, Sudan được nuôi nhốt tại Sở thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc từ năm 1975 tới 2009, rồi được chuyển tới Khu bảo tồn Ol Pejeta tại Laikipia, Kenya để sinh sống tới cuối đời.

Năm 2017, Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với app Tinder và Ogilvy Châu Phi vận hành chiến dịch gây quỹ để tái tạo lại loài này.

Tháng 3 năm 2018, mặc dù đã có nhiều liệu pháp chuyên sâu nhưng tình trạng trình trạng nhiễm trùng chân sau bên phải của nó đã rất nghiêm trọng.

Hình ảnh chú tê giác trắng đực cuối cùng - Sudan ra đi ở tuổi 45 vì già và nhiễm trùng

Hình ảnh chú tê giác trắng đực cuối cùng - Sudan ra đi ở tuổi 45 vì già và nhiễm trùng

Ngày 19 tháng 3 năm 2018, Sudan chết (45 tuổi) sau một thời gian chịu đau đớn do các "biến chứng liên quan tới tuổi tác" và nhiễm trùng.

Tại thời điểm chết, Sudan là một trong ba cá thể tê giác trắng phương bắc còn sót lại trên thế giới, và là cá thể đực duy nhất còn lại của phân loài này.

Để hồi phục giống tê giác trắng phương bắc, trong nhiều năm sau cái chết của Sudan, nhiều thử nghiệm vẫn tiếp diễn với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của Najin và Fatu và tinh trùng của Sudan, sau đó túi phôi sẽ được cấy vào một con tê giác trắng phương nam cái thích hợp.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Gia Lai phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ngay từ cơ sở

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cơ sở.

Cá ngừ - thế mạnh gần tỷ đô đang 'khóc'

Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng cá ngừ - thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn do vướng mắc từ Nghị định 37.

Bình luận mới nhất