Thơ lục bát và những bà mẹ quê

Lê Hồng Khánh - Thứ Ba, 27/12/2022 , 06:20 (GMT+7)

Dù các bà mù chữ, thậm chí không biết thế nào là 'ca dao', nhưng trong hàng ngàn câu lục bát ấy, vần vè, niêm luật đâu vào đó, phá thể y chang đúng cách.

Trên dòng sông quê tôi.

Xóm bờ sông An Khánh quê tôi (làng Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) có hai người phụ nữ mà người làng, vào độ tuổi ngoài lục thập như tôi, ai cũng biết.

Người lớn tuổi hơn là bà Một Út, gọi theo tên con như tục của làng, là bà Dựa, mẹ của anh Lê Văn Dựa, sau đổi là Lê Văn Chỉnh. Hai mẹ con đã thành người thiên cổ vài mươi năm rồi.

Người nhỏ tuổi hơn là bà Mai (gọi theo tên con), tên cúng cơm là Lê Thị Em. Bà Mai là mẹ của anh Nguyễn Văn Minh. Anh Minh, anh Dựa, và tôi học cùng lớp vỡ lòng (bây giờ gọi là mẫu giáo) ở chùa xóm Gò, sau lên học trường 5 lớp (trường tiểu học của làng) cũng ngồi chung nhau. Bà Mai mất cách đây chừng 10 năm. Nếu còn sống, bà Dựa ngoài trăm tuổi, bà Mai cũng qua cửu thập. Cả hai bà đều có cái miệng rất duyên, luôn sẵn nụ cười chúm chím trên đôi môi nhai trầu đỏ thắm. Bà Mai còn quấn lọn tóc trên đầu bằng một mảnh ruy băng rất điệu đà.

Cả hai bà đều xuất thân là những người nông dân rất nghèo. Tuổi nhỏ, đi làm con sen, con ở cho nhà người ta, một chữ bẻ đôi không biết. Ấy vậy mà bài vè “Cháy nhà bà Nhân” dài mấy trăm câu, bà Dựa vừa đọc vừa diễn từ đầu đến cuối không quên một từ. Bà Mai thì thuộc hàng ngàn câu thơ lục bát, nhiều câu trữ tình hay đến mê ly. Biết bao nhiêu là tên đất, tên người quê tôi hiện ra trong những câu thơ từ cửa miệng của hai bà: Rộc Cổ, bến Biền, Xích Hậu, chợ Hố, bến Đá, cửa Khâu…

Tài ứng tác của hai bà thì khỏi nói, bất cứ chuyện gì xảy ra ở làng, đều lập tức từ miệng hai bà bật ra mấy câu như sắp sẵn trong đầu. Dĩ nhiên, không phải câu nào cũng hay, chính xác hơn, hầu hết là những câu kể có vần, trong đó nhiều câu tếu táo, thậm chí mượn lời nói tục để giễu cợt, chọc cười. Thì vậy thôi, thơ ca ở chốn quê mùa, bãi mía nương dâu, chủ yếu để kể chuyện, giải khuây, may ra có ngài Khổng Tử bên Tàu mới san định thành Kinh Thi cho người đời sau học đạo.

Mà lạ, dù các bà mù chữ, thậm chí cũng không biết thế nào là “ca dao”, nhưng trong hàng ngàn câu lục bát ấy, vần vè, thanh điệu, niêm luật đâu vào đó, biến thể, phá thể đều y chang đúng cách. Rất nhiều khi tôi ngồi nghe các bà vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa đọc ca dao mà thầm nghĩ: Gọi là tiếng mẹ đẻ là thế này đây. Chuỗi âm thanh nằm trong hơi thở, lặn vào những mạch máu li ti trong huyết quản. Cái tiếng từ vành nôi, từ lời ru của bà mẹ nghèo đưa giấc mơ của đứa con thơ đến với cánh đồng thơm hương lúa.

Có nhiều ý kiến về nguồn gốc câu thơ lục bát, trong đó có thuyết nhắc đến một thể thơ của dân tộc Chăm. Tôi không có điều kiện tìm hiểu sâu về chuyện ấy. Chỉ biết rằng, thơ lục bát có cả một kho tàng chất ngất trong ca dao - dân ca người Việt, có đỉnh chữ ngút trời trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, có những nỗi niềm lắng sâu thăm thẳm trong thơ Huy Cận, Đinh Hùng, Nguyễn Đình Thư, Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng…

Về phần tôi, bà ngoại, mẹ tôi cùng với hai người phụ nữ mà tôi kể ở trên và biết bao nhiêu bà mẹ, biết bao bậc cha anh mà tôi đã gặp trên những nẻo đường điền dã, thực sự là những người thầy, người thân mà tôi mang nợ suốt đời. Không có họ, cuốn sách "Ca dao Quảng Ngãi" (NXB Thông tin Truyền thông, 2014) của tôi mãi mãi cũng chỉ là một ao ước chẳng thể thành hình.

Làng Thọ Lộc, tháng 12/2022.

Lê Hồng Khánh
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân