Phật giáo là đạo tình thương (từ bi), của dũng khí, của trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp chứ không phải lấy những cầu cúng mê muội làm đường đi và đích đến.
Ảnh minh họa.
Tại sao không nên đi chùa?
1. Vì chùa, hiểu đúng, là trường học của nhà Phật. Chỉ nên đến trường khi là người học và có nhu cầu học.
2. Nếu bạn không phải là người đi học thì đến trường sẽ là việc không những ngớ ngẩn mà còn làm ảnh hưởng đến những thầy trò đang học hành ở đó. Đến chùa để chơi cũng vậy, không những vô ích mà còn bị "tổn phước" vì quấy rối người tu hành. "Khuấy đảo nước ngàn sông không bằng làm động tâm người tu hành".
3. Mọi việc đều không thể cầu. Nếu muốn có phước lộc thì phải làm việc phước lộc, như chia sẻ (bố thí), giữ gìn đạo đức (trì giới), không buông lung tâm ý (nhẫn nhục), siêng năng (tinh tấn), giữ cho tâm trí bình ổn (thiền định), thấy biết đúng bản chất của mọi sự mọi vật (trí tuệ)... Cầu cúng là hoàn toàn mê tín ngu si. Không những không có lợi ích mà còn làm hao tốn tiền của, mất ý chí và tinh thần tự lực tự cường. Tóm lại, phải cầu nơi chính mình bằng cách thấu suốt lý nhân quả của tự nhiên và kiên trì nó trong đời sống cá nhân.
4. Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa. Kéo nhau đến những nơi như thế đều là đang tiếp tay và làm giàu cho bọn gian thương, vừa bị mất tiền, vừa bị cười vào mặt.
5. Ngày xưa khi sách vở hạn chế và phương tiện hiện đại chưa có thì người muốn tu học Phật pháp phải đến chùa, "tầm sư học đạo". Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với kinh sách và lời giảng của các vị thầy có đạo hạnh mà không cần phải tới chùa. Vì thế, người có nhu cầu học hoàn toàn có thể "học Phật pháp online". Việc đi chùa là không thật sự cần thiết nữa. Quan trọng là anh có muốn học hay không!
6. Phật giáo là đạo tình thương (từ bi), của dũng khí và của trí tuệ, "duy tuệ thị nghiệp" - lấy trí tuệ làm sự nghiệp - chứ không phải lấy những cầu cúng mê muội làm đường đi và đích đến. Hãy chăm chỉ học 8 con đường chân chính để đưa đến thành tựu lý tưởng tinh thần (bát chánh đạo). Ngôi chùa thật sự là ở trong tâm của mỗi người. Đó mới là ngôi chùa cần trở về.
Thái Hạo
Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.
Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.
Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!
Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.
Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.
Hơn 300 tác phẩm văn học, 200 bộ phim và nhiều công trình đề tài hậu chiến, giờ đây ở tuổi gần bát thập, nhà văn Minh Chuyên vẫn miệt mài kết nối ký ức.
‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.
Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.
Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.
Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.
Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.
Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.
Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.