Tác giả ‘Tống biệt hành’ để lại 3 tác phẩm cho thiếu nhi

Phạm Tuấn - Thứ Năm, 20/07/2023 , 14:13 (GMT+7)

Nhà thơ Thâm Tâm, tác giả bài thơ ‘Tống biệt hành’ nổi tiếng, cũng gửi gắm nhiều tâm huyết trong các tác phẩm đồng thoại, cổ tích, dã sử viết cho thiếu nhi.

Tập truyện cổ tích "Hái cây hoa nhài".

Nhà thơ Thâm Tâm hy sinh ở tuổi 37 vào ngày 18/8/1950 và được an táng tại đèo Mã Phục, Cao Bằng. Di sản của nhà thơ Thâm Tâm mà nhiều người biết đến nhất là bài thơ “Tống biệt hành”. Tuy nhiên, sự nghiệp nhà thơ Thâm Tâm không chỉ có những dư âm ngậm ngùi “đưa người ta không đưa sang sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng, bóng chiều không thắm không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”.

Nhờ nỗ lực tìm kiếm của người con trai duy nhất Nguyễn Tuấn Khoa, công chúng được dịp hiểu thêm tác giả "Tống biệt hành" qua một số tác phẩm văn xuôi. Khi nhà thơ Thâm Tâm từ giã thế gian, Nguyễn Tuấn Khoa chỉ mới 4 tuổi nên ký ức về cha khá nhạt nhòa và tư liệu về cha cũng khá khiêm tốn.

Chuyên tâm sưu tầm nhiều năm ở thư viện tư nhân miền Nam và thư viện Pháp, Nguyễn Tuấn Khoa đã có được một lượng tác phẩm văn xuôi khá lớn của nhà thơ Thâm Tâm, trong đó có không ít trang viết dành cho thiếu nhi.

Nhà thơ Thâm Tâm tên thật Nguyễn Tuấn Trình (sinh ngày 12/5/1917 tại Hải Dương), qua những tác phẩm để lại, chứng tỏ ông là một tác giả đa tài. Nhà thơ Thâm Tâm làm báo, vẽ tranh, viết văn, soạn kịch... Từ năm 1942 đến năm 1945, nhà thơ Thâm Tâm đã viết nhiều truyện thiếu nhi in trên các tờ Truyền bá và Phổ thông bán nguyệt san...

Tập truyện dã sử "Thuồng luồng ở nước".

Tình cảm nhà thơ Thâm Tâm dành cho thiếu nhi trong bài thơ “Tống biệt hành” tập trung vào hình ảnh “Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc”. Còn với văn xuôi thì ông gửi gắm tâm huyết qua nhiều thể loại khác nhau. Lần đầu tiên di sản viết cho thiếu nhi của tác giả Thâm Tâm được sưu tầm khá đầy đủ và tập hợp in lại thành ba cuốn, tập truyện đồng thoại “Con rùa đội vẹt”, tập truyện cổ tích “Hai cây hoa nhài” và tập truyện dã sử “Thuồng luồng ở nước”.

Với 3 tập truyện thiếu nhi, nhà thơ Thâm Tâm định hình phong cách văn chương độc đáo của ông, đó là kết hợp khéo léo giữa thể tài truyền thống với nội dung hiện đại, mang đến nhiều tầng ý nghĩa.Truyện cổ tích của nhà thơ Thâm Tâm ngồn ngộn chất liệu đời sống và con người. Ở đó, nhân vật cổ tích có nội tâm phong phú, câu chuyện có rất nhiều đối thoại được kể với ngôn ngữ văn xuôi hiện đại, gần với truyện ngắn và kịch.

Tương tự, truyện dã sử của nhà thơ Thâm Tâm cũng lấy nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử là đối tượng. Nhưng nhân vật lịch sử của ông không còn là phương tiện hay cái loa của các sự kiện lịch sử mà tồn tại đầy nhân bản.

Nhà thơ Thâm Tâm dày công nhất trong truyện đồng thoại. “Con rùa đội vẹt” gồm 5 truyện ngắn và 2 truyện vừa là thế giới đồng thoại rất phong phú, thể hiện một cái nhìn quan sát rất tinh tế thế giới loài vật cũng như sự uyển chuyển đưa thế giới loài vật ấy gần gũi với con người không chỉ qua biện pháp nhân hóa một cách đơn điệu.

Tập truyện đồng thoại "Con rùa đội vẹt".

Viết cho thiếu nhi, nhà thơ Thâm Tâm gửi gắm khéo léo những bài học nhân sinh, những câu chuyện đạo đức, lí tưởng. Qua mỗi câu chuyện các em sẽ cảm nhận được một rung động, nhen nhóm trong tâm tư những suy nghĩ tích cực.  

Viết từ cách đây 80 năm, truyện thiếu nhi của nhà thơ Thâm Tâm vẫn gần gũi với chúng ta bởi sự hiện đại trong từ vựng chuẩn mực và cú pháp trong sáng. Đặc biệt, nội hàm phong phú của mỗi truyện luôn kích thích người đọc suy ngẫm và nhớ lâu. 

Phạm Tuấn
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.