Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Năm, 29/12/2022 , 06:05 (GMT+7)

Đằng sau khung cảnh làng quê nhìn có vẻ yên bình sau lũy tre làng là một cuộc tranh đấu, giữa người làng này và làng khác, giữa những người cùng làng với nhau...

Trên đồng ruộng châu thổ Bắc Kỳ. Ảnh: TL.

Trong một bài báo, theo tác giả Phạm Văn Tình, câu tục ngữ “Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng” là một lời khuyên, được dân gian tổng kết từ cuộc sống về hai việc rất cần thiết: 1) lo tìm đất cho việc làm ruộng và 2) lo chuyện chọn chồng cho yên bề gia thất của các cô gái làng quê.

Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả cho rằng ruộng nằm ở vị trí giữa cánh đồng có nhiều lợi thế, ví dụ như ít bị sạt lở bờ, an ninh đảm bảo hơn; còn lấy chồng giữa làng thì thăm hỏi họ hàng, anh em, bố mẹ dễ dàng hơn.

Người viết không cho rằng việc giảng nghĩa trên là sai bởi vì việc giảng nghĩa các câu tục ngữ vốn phức tạp, khó khăn khi mà nó ra đời từ lâu, trong một bối cảnh khác bây giờ và xã hội có những đứt gãy về mặt thông tin nhất định để có thể kết luận chính xác. Nhưng trong khuôn khổ bài viết ngắn này, hi vọng sẽ đem lại một cách lý giải có lý và phù hợp hơn với đời sống sinh hoạt của người nông thôn Việt Nam thời đó.

Thứ nhất, một đám ruộng được coi là tốt nó đến từ nhiều yếu tố, không thể nói chung chung “ruộng giữa đồng” là tốt được. Căn cứ thứ nhất là độ phì nhiêu của ruộng: ruộng tốt nhất là những ruộng cho hai vụ lúa tốt, sau đó là một vụ lúa tốt và một vụ màu (như ngô, khoai) tốt; kém hơn là những ruộng chỉ trồng được một vụ và cuối cùng là những ruộng chỉ để trồng màu.

Căn cứ thứ hai là yếu tố nước, những ruộng có thể chủ động lấy nước, không lo về lụt lội, hạn hán sẽ được coi là tốt hơn ruộng bị thiên tai đe dọa.

Căn cứ thứ ba mới là vị trí thửa ruộng đối với làng xóm, ruộng gần thì dễ thăm nom, chuyên chở và đảm bảo chất phì nhiêu chảy từ trong làng ra sẽ bồi đắp cho những thửa ruộng gần.

Từ ba căn cứ đó, “ruộng giữa đồng” ám chỉ vị trí ruộng giữa cánh đồng là không hợp lý. Mặt khác, vì theo truyền thống xưa, người dân không thích người dân làng khác tới mua ruộng làng mình. Người dân tìm cách để ngăn chặn người làng không bị mất ruộng bằng nhiều cách khác nhau.

Hoặc bắt người mua phải cho chính người bán đó cấy rẽ trên đó, bắt chịu phải trả phí canh phòng gấp 2 - 3 lần so với người làng; nặng nề hơn là tổ chức phá hoại ngay khi lúa trổ bông khiến cho người mua có thể sẽ phải bán đi.

Vì vậy, “ruộng giữa đồng” chính là ruộng - làng, việc sở hữu ruộng - làng mang lại nhiều thuận lợi hơn, không phải lo ngại gì, như tranh chấp, phá hoại. Lý do tinh thần nữa là, việc làm chủ ruộng - làng là có danh giá, nhờ đó có thể ngoi lên các chức vụ trong làng, như lý trưởng, phó lý, trương tuần.

Thứ hai, là “chồng giữa làng”, tức lấy ngay người làng thì sẽ đem lại nhiều thuận hơn cho cuộc sống cho đôi vợ chồng trẻ, như tác giả Phạm Văn Tình đã lý giải. Hai gia đình có thể hiểu rõ nhau, như câu tục ngữ “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống” đã khuyên răn.

Nhưng có một lý do nữa là, đó là liên quan tới làng nghề. Khi người con gái lấy chồng sang làng khác thì sẽ không được phép hành nghề làng cũ nữa, nếu cần làm một ít đồ tiêu dùng cá nhân thì phải trở về quê cũ để làm. Trong một số làng, để giữ bí mật cho làng nghề, ví dụ như làng Thổ Ngọa (ở Thuận Bài, Quảng Trạch, Quảng Bình) có nghề làm nón lá, cấm con gái lấy chồng ngoài làng.

Có câu tục ngữ khác có chữ “giữa” như câu trên là “miếng giữa làng bằng sàng xó bếp” (hoặc "Miếng thịt làng sàng thịt mua"). Nó phát phất từ tục xưa, vào kỳ thần bái xã hay có công việc gì, dân tụ tập ăn uống, gọi là hương ẩm.

Các vị khách tham dự hương ẩm khi ngồi phải theo ngôi thứ, ví dụ chức sắc ngồi gian giữa, bên thì lý dịch, bên thì lão hạng. Khi tế thần xong, thì cắt thịt tế chia ra theo ngôi thứ, có người làm hai ba chức thì được nhiều, đặc biệt là tiên chỉ làng, có khi đến hàng gánh thịt về nhà. “Miếng giữa làng” chính là ý niệm về sự tranh chấp giữa người làng với nhau để có ngôi thứ.

Như vậy qua hai tục ngữ, ta thấy rằng đằng sau khung cảnh làng quê nhìn có vẻ yên bình sau lũy tre làng là một cuộc tranh đấu, giữa người làng này và làng khác, giữa những người cùng làng với nhau. Sự sinh tồn và quyền lợi của bất kì cá nhân nào, nam hay nữ phải gắn chặt với ngôi làng mình sống.

Một mặt người dân trong làng phải bảo vệ quyền lợi của làng mình, như việc sở hữu và bảo vệ đất làng, hay giữ gìn làng nghề; mặt khác nó cũng phản ánh một tư duy mà ta có thể gọi là “tiểu nông”, chẳng hạn như nó ngăn cản một người có thể sở hữu số lượng lớn đất ruộng.

Đặng Quỳnh Lê
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân