Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Hồng Thủy - Thứ Năm, 31/10/2024 , 10:18 (GMT+7)

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Đó là mô hình trang trại của gia đình ông Ngô Xuân Hiếu, 57 tuổi, ở bon R’Bút, xã Quảng Sơn, Đắk Glong, Đắk Nông.

Năm 2008, ông Ngô Xuân Hiếu, cùng gia đình từ Ninh Bình vào Đắk Nông lập nghiệp ở bon R’Bút. Ban đầu, ông chỉ đủ tiền mua 2ha đất canh tác. Sau nhiều năm tháng cần mẫn lao động, cuối cùng, ông cũng hái trái ngọt, trở thành nông dân tiêu biểu, giàu nhất vùng Quảng Sơn với tài sản là hơn 30ha đất trồng nhiều loại cây ăn trái theo quy trình sạch, bền vững.

“Ngày xưa vùng đất này rất khô cằn, nắng gió, đường giao thông chưa có, chưa có ai đầu tư, nên giá đất nông nghiệp còn rẻ. Lúc đó gia đình tôi và gia đình người anh trai cùng vào đây, nhìn thế đất thấy đẹp, phía dưới là thung lũng, có hồ thủy lợi khá lớn, nếu đầu tư máy bơm, ống dẫn thì có thể dẫn nước lên tưới cây, nên chúng tôi quyết định mua. Đến nay anh trai cũng có 30ha rồi. Hiện tổng diện tích của cả 2 gia đình là hơn 60ha”, ông Hiếu nói.

Ông Ngô Xuân Hiếu bên trụ tiêu. Ảnh: HT.

Ông Hiếu cho biết, toàn bộ các loại cây trồng đều canh tác theo hướng an toàn, bền vững. Sau nhiều năm làm giàu cho đất, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, nay năng suất các loại từ thấp ban đầu cứ tăng dần đến trung bình và nay không kém các vườn sử dụng thuốc hóa học.

“Canh tác theo hướng bền vững, không dùng phân, thuốc hóa học là xu hướng tất yếu của xã hội, bắt buộc mình phải theo. Xác định điều đó nên ngay từ những ngày đầu trồng cây, tôi đã làm như vậy. Vừa bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân, vừa cho sản phẩm ngon, sạch hơn, giá cao hơn, không bị thương lái ép giá. Ngoài ra còn giúp cây khỏe, đất sạch, không ô nhiễm môi trường”, ông Hiếu nói.

Là người ham học hỏi, tư duy nhạy bén, ông Hiếu phân tích, nếu có diện tích đất lớn thì phải nghĩ đến định hướng đầu tư làm theo mô hình kinh tế trang trại, quy hoạch bài bản, sử dụng cơ giới, máy móc hiện đại, vừa giảm công lao động, vừa hiệu quả hơn nhiều.

“Hiện nay, trang trại đã sử dụng hệ thống tự động, từ bón phân, tưới nước đến xịt thuốc, không chỉ tốn ít công hơn mà còn đều hơn làm thủ công. Thực ra thì mình canh tác theo quy trình, nên công lao động nhiều nhất là lúc thu hoạch, công phơi, sơ chế, đóng bao… còn công chăm thì không nhiều, ngay cả cỏ cũng chỉ cắt tỉa quanh gốc cây, nên không tốn nhiều công”, ông Hiếu nói.

Nói về kết quả thu được từ 30ha vườn, ông Hiếu cho biết: “Năm nay cà phê và tiêu giá cao. Tôi không trồng cà phê, nhưng có 7ha hồ tiêu, năng suất khá, đạt khoảng 4 tấn/ha, thương lái bao tiêu với giá từ 130 - 135 ngàn đồng/kg. Với 5ha sầu riêng Thái, năm nay thu gần trăm tấn trái, bán tại vườn từ 45 - 55 ngàn đồng/kg, tuỳ thời điểm, mẫu mã”, ông Hiếu cho biết.

Bưởi da xanh trong vườn gia đình ông Hiếu đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Ảnh: HT.

Riêng bưởi da xanh, loại cây ăn quả được ông Hiếu trồng đầu tiên tại trang trại, là 10ha, được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng đạt khoảng 100 tấn/năm. Do chất lượng cao nên thị trường trái bưởi được mở rộng. Ông Hiếu cho biết, đang lên kế hoạch đầu tư máy móc để chế biến sâu các sản phảm từ bưởi như mứt, tinh dầu, sấy lạnh, nước ép bưởi tươi… vừa nâng cao giá trị nông sản, lại có điều kiện hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ khác.

Theo ông Hiếu, khi bắt tay vào khởi nghiệp ở Quảng Sơn, ông trồng hồ tiêu và tạo được nguồn thu nhập tốt. Sau đó, dựa vào các yếu tố đất, khí hậu, ông xác định trồng cây ăn quả sẽ phù hợp hơn. Do đó, ông đã tìm tòi, học hỏi để trồng bơ, sầu riêng, bưởi, mít...

Để có được thành quả như hôm nay, cả gia đình, vợ con và bản thân ông Hiếu đã mất nhiều năm “bán mặt cho đất…”, quanh năm quần áo luôn thấm đẫm mồ hôi, bất kể nắng mưa, nỗ lực không ngừng. “Hồi đó, vùng này còn heo hút lắm, đi lại chỉ có một con đường nhỏ đất đỏ, mưa lầy, nắng bụi. Vào đến trong này rất vất vả. Điều kiện bất lợi như thế, trong khi những vườn tiêu, cà phê ở đây phần lớn là của người đồng bào bản địa, không chăm đúng, đủ nên năng suất rất thấp, chính vì thế, họ cũng không mặn mà.

Thực tế là khi mua đất ở đây, nhiều người lắc đầu ngao ngán, nghĩ chúng tôi sẽ khó thành công. Nhưng, làm gì cũng phải có đầu óc, quyết tâm, kiên trì, kể cả ít vốn vẫn làm được. Bằng chứng là chúng tôi mua xong 2ha đất thì không còn gì. Ban đầu có khả năng bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, làm được bao nhiêu lại tích trữ, có dư chút lại mua thêm… cứ vậy mà dần dần đi lên.

Có tiền tôi mua máy bơm, đường ống, tưới bằng tay. Thêm thời gian nữa, có thêm tiền tôi tiếp tục đầu tư hệ thống tưới tự động, mua xe cơ giới để phun, tưới phân, thuốc… Rồi tiếp theo là đầu tư mở rộng con đường dài gần 1,5km từ nông trại ra đến đường dân sinh, rải đá cấp phối, đủ cho 2 xe tải nhỏ tránh nhau. Vậy là bây giờ xe thu mua nông sản có thể vào tận nơi”, ông Hiếu tự hào.

Trang trại của gia đình ông Hiếu tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 người. Trong đó, thu hoạch, sơ chế tiêu cần nhiều nhân công nhất. Ảnh: HT.

“Ngày xưa tôi từng đến vùng đất này, khi đó chỉ có những vườn tiêu, cà phê, điều èo uột của người dân địa phương. Họ canh tác cho có, được mất phụ thuộc vào nắng mưa của trời. Cho đến khi gia đình ông Hiếu vào đây lập nghiệp, vùng quê xơ xác này cứ mỗi năm lại xanh hơn, tươi mát hơn, đúng với câu “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Để có được thành quả này, tôi biết họ đã phải nhiều năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, điều mà không nhiều người làm được”, ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông. 

Hồng Thủy
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.