Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Phạm Tuấn - Chủ Nhật, 16/03/2025 , 19:39 (GMT+7)

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà thơ Lê Giang năm nay 95 tuổi.

Nhà thơ Lê Giang (tên thật Trần Thị Kim) sinh năm 1930 tại Cà Mau, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Với hơn 50 năm cầm bút, ngoài làm thơ, Lê Giang còn viết văn, sưu tầm, biên soạn dân ca, viết kịch bản phim.

Từ năm 1945, nhà thơ Lê Giang đã tham gia kháng chiến ở quê nhà, sau đó tập kết ra Bắc học hành, và trở về R Căn cứ trung ương Cục miền Nam năm 1963. Tại chiến khu Tân Biên, ban đầu nhà thơ Lê Giang công tác ở Ban Dân y, sau đó chuyển sang Ban Văn nghệ Giải phóng.

Nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ gặp gỡ và nên đôi từ năm 1970. Nhà thơ Lê Giang thường được nhạc sĩ Lư Nhất Vũ gọi là “nàng Cà Mau”. Còn nhạc sĩ Lư Nhất Vũ được nhà thơ Lê Giang viết tặng bài thơ “Em vẫn đợi anh về” bày tỏ chân tình: "Năm tháng đội mưa rừng/ Ngày đêm vùi sương núi/ Em vẫn chờ vẫn đợi. Anh sẽ về với em.../ Đợi phút giây bình yên/ Chờ đạn bom ráo tạnh/ Để được ngồi bên anh/ Để được yêu được giận/ Để được hờn được ghen/ Để vui và ưu phiền/ Để làm chồng làm vợ".

Không có con chung, nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng nhau rong ruổi tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu dân ca, Họ ghi dấu ấn với hàng loạt công trình có giá trị như “250 điệu lý quê hương”, “300 điệu lý Nam bộ”, “Tìm hiểu dân ca Nam bộ”, “Dân ca người Việt ở Nam bộ”… Hội Kỷ lục gia Việt Nam ghi nhận vợ chồng Lê Giang - Lư Nhất Vũ là “Đôi nghệ sĩ có nhiều công trình nghiên cứu về dân ca Nam Bộ nhất”.

Ngoài những bài thơ mang đậm hơi thở của cuộc sống, viết về những điều giản dị gắn bó tình yêu quê hương, nhà thơ Lê Giang còn có một số tác phẩm tiêu biểu như “Phím đàn xanh”, “Bông vạn thọ”, “Ơi anh chàng hát rong”, “Còn khóc ngon lành”, “Bỏ qua rất uổng”, “Khói bếp không tan”… Đồng thời, bà cũng cùng chồng mình viết chung những ca khúc nổi tiếng “Hòn khoai”, “Tiếng cồng vượt thác”, “Nhớ anh giải phóng quân”, “Bài ca Đất Phương Nam”... Hiện nay, vợ chồng Lê Giang - Lư Nhất Vũ nương tựa nhau ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Cuốn sách “Bạc đầu nhớ má” là tuyển tập gồm 40 bài bút ký của nhà thơ Lê Giang. Trong miền ký ức xa xăm miên man của tuổi xế chiều, tác giả tẩn mẩn lần tìm, góp nhặt viết nên những trang văn đong đầy hoài niệm: “Cái ơ kho quẹt của má đã thành kẻ chợ rồi má ơi! Những anh hùng Lương Sơn Bạc lừng danh, những mỹ nhân Bắc Hà, những hảo hán giang hồ đáng kính… đều chấm chấm mút mút, ghiền, thèm, hít hà... Cái gia tài của má mà má đâu nó đó, đã làm cho con gái của má tiếp tục nổi tiếng cùng cá bống kèo, cá bống trứng, tôm tích, lòng tong, nghêu, sò, lò tho, trê vàng, thịt ba rọi... chơi với rau dền cơm, rau ngổ, đậu bắp, đậu rồng... cứ quẹt vào cay cay mằn mặn dễ quên lãng sự đời”.

"Bạc đầu nhớ má" với nhiều kỷ niệm khó quên.

Xuất phát từ tuổi thơ nơi vùng đất cuối trời Tổ quốc, từng trang văn lần giở những năm tháng oanh liệt đạn bom khói lửa, bước qua hành trình rong ruổi khám phá và giữ gìn di sản dân ca Nam Bộ, cuối cùng trở về với niềm vui tuổi già bình dị bên con cháu. Từng món ăn dân dã như mít non hầm, cá chốt kho tiêu, từng kỷ vật đơn sơ như cái ơ kho quẹt, chiếc khăn choàng hầu, tất cả đều được Lê Giang nâng niu bằng hết lòng thương yêu, trìu mến. 

“Bạc đầu nhớ má” của nhà thơ Lê Giang trĩu nặng tình cảm cố hương và ân nghĩa gia đình: “Sau mấy mươi năm xa cách, tôi trở về thăm cha mẹ. Cũng là để thăm lại tuổi thơ bên dòng sông quê Gành Hào – nơi có bao nhiêu buồn vui biến động để cho tôi mang theo trên đường đời tuổi mười lăm, bắt đầu cuộc phiêu lưu đầy may mắn, luôn gợi nhớ quê nhà nơi cha mẹ sinh tôi. Càng trôi qua bao nhiêu tháng ngày càng thắm sâu từng thớ thịt làn da trong thân thể mình. Cái mà tôi mang theo ấy! Lạ thay, đó là mùi bếp núc của má. Cái mùi của người đàn bà đảm đang quán xuyến. Mùi của mẹ từ trong thơm tho mà má tôi, như một dược sĩ tài ba của rau đồng, cá ruộng, của tôm tép trên bến sông quê, của mùa rắn, cua ốc, của dưa, bắp má trồng… Hái vô còn vướng vít mùi đất nồng mốc thít phấn trắng bắp chuối non, lún phún lông tơ bầu bí cuốn tươi xanh”.

Với phong cách hóm hỉnh mà chân tình, sâu lắng, “Bạc đầu nhớ má” không chỉ là những trang viết về kỷ niệm, mà còn là những suy ngẫm về cuộc đời, về những khoảnh khắc nghe lòng mình se lại với cái tình đằm thắm dịu dàng của đất, của người, của vạn vật chung quanh. Và trên hết, là thái độ sống nâng niu, trân trọng mọi thứ mà cuộc đời ban tặng, như chính nhà thơ Lê Giang đã đúc kết: “Đời cho ta được nâng niu/Nâng niu cho đời ta được.”

Phạm Tuấn
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.