Nhà thơ Đặng Thành Văn ân cần với chữ của văn chương

TUY HÒA - Thứ Ba, 21/02/2023 , 17:19 (GMT+7)

Nhà thơ Đặng Thành Văn thể hiện sự ân cần với sáng tác của các đồng nghiệp cầm bút ở quê hương năm tấn, qua tập tiểu luận phê bình ‘Chữ của văn chương’.

Nhà thơ Đặng Thành Văn.

Nhà thơ Đặng Thành Văn năm nay bước vào tuổi cổ lai hy. Sinh ra và lớn lên ở thôn Kỳ Trọng, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhà thơ Đặng Thành Văn cả đời gắn bó với quê lúa bằng những rung cảm “Sông Cái ôm vào lòng tuổi thơ chúng tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào ra biển”.

Nhà thơ Đặng Thành Văn từng xuất bản các tập thơ “Với cỏ”, “Đồng dao muộn”, “Ba hai một”... Người đàn ông hiền lành trong đời và đắm đuối trong thơ ấy, từng tự thú “Trời tạc vào ta lành lạnh thịt da xa xăm cái nhìn thiếu nữ”.

Không chỉ viết cho mình, nhà thơ Đặng Thành Văn còn quan tâm đến tác phẩm của đồng nghiệp và đồng hương một cách trìu mến. Tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, chính là minh chứng cụ thể nhất cho tấm lòng nhà thơ Đặng Thành Văn với tri âm.  

Nhà thơ Đặng Thành Văn nói về tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” bằng sự khiêm nhường: “Việc rất nhỏ của tôi là phẩm bình, gạn đục khơi trong những tác phẩm tôi đã được đọc, chọn ra những ký tự tâm hồn ấy để giới thiệu với đông đảo bạn đọc. Cơ hồ đem lại một chút niềm vui nho nhỏ cho những ai yêu thích văn chương. Cái cảm, thông qua lý trí soi xét, đến sự hiện diện trên trang sách là cả một công việc nhọc nhằn tiếp theo”.

Thế nhưng, đọc tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” có thể mường tượng tương đối rõ nét sức sống văn chương Thái Bình. Quê hương năm tấn đã góp vào đời sống văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Dũng Hà, Minh Chuyên, Nguyễn Khoa Đăng, Văn Chinh, Vũ Đảm, Y Ban, Hà Văn Thùy... Ngoài những nhân vật thành danh đã rời xa Thái Bình mà lập nghiệp phương khác, thì trên mảnh đất Thái Bình hôm nay văn chương tiếp tục nảy nở ra sao? Nhà thơ Đặng Thành Văn dùng tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” để trả lời giúp công chúng.

Tập sách phô diễn sức sống văn chương trên quê hương năm tấn.

Với dung lượng 250 trang sách, tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” phản ánh một diện mạo văn chương Thái Bình khá đầy đặn, từ những tác giả có tầm vóc vượt khỏi giới hạn địa phương như Bút Ngữ, Đức Hậu, Võ Bá Cường, Trần Văn Thước, Đỗ Trọng Khơi, Thiếu Văn Sơn, Nguyễn Long đến những tác giả lặng lẽ viết cùng đồng ruộng chôn nhau cắt rốn như Công Viễn, Quang Cử, Đặng Toán, Trần Thuyên, Nguyễn Anh Quốc, Trần Đức Hiền, Đặng Văn Toàn, Trần Đức Toản...

Văn chương vốn không có địa giới hành chính, nhưng văn chương lại rất chú trọng bản sắc vùng miền. Mỗi khu vực văn chương được xem là may mắn, khi có được một nhà phê bình am tường thường xuyên dõi theo để phát hiện và cổ súy những nhân tố sáng tạo. Nhà thơ Đặng Thành Văn đang làm công việc cần thiết cho sự kết nối và lan tỏa văn chương Thái Bình, mà tập tiểu luận phê bình “Chữ của văn chương” là một ví dụ thuyết phục.   

TUY HÒA
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.