Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ sắt son với lý tưởng chọn lựa

Trần Trí Thông - Thứ Ba, 13/08/2024 , 13:15 (GMT+7)

Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long vừa được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, do Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức sáng 13/8.

Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, vào sáng 13/8.

Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ có học hàm Phó Giáo sư và học vị Tiến sĩ. Từng công tác ở nhiều trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ mong muốn góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên nhận lấy vai trò Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ sinh năm 1952 tại làng Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Sau khi học xong phổ thông, ông gia nhập Tiểu đoàn 2, sư đoàn 305 Binh chủng đặc công để chiến đấu cho sự nghiệp thống nhất non sông. Ông được kết nạp Đảng vào ngày 27/7/1974 tại Quân khu Sài Gòn – Gia Định.  

Đất nước hòa bình, Lương Minh Cừ trở lại giảng đường đại học và trở thành một nhân vật truyền cảm hứng trong môi trường giáo dục. Dưới sự dìu dắt từ nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ, đã có hàng ngàn nhân tài mang tri thức và nhiệt huyết chung tay dựng xây Tổ quốc. Ngoài vị trí trên bục giảng, nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ còn là một nhà thơ, một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quen thuộc với công chúng.

Nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ (phải) tham gia một talk show của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

 Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của mình, nhà thơ Lương Minh Cừ có những trang viết đầy ắp tình yêu dành cho quê hương, trọn vẹn ân nghĩa với đồng chí và nâng niu thế hệ tương lai.

Nhiều bài thơ được nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ viết ra từ ký ức sau mỗi trận đánh, mỗi lần hành quân: “Tấm hình em, anh mang theo suốt đường dài chiến dịch/ Anh xem hình em giữa trận chống càn/ Mềm mại cánh cò vẫy mãi quê hương/ Nắng cháy má em mà anh nhớ lạ”.

Chọn lựa con đường lý tưởng cách mạng, nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ có những khắc khoải trong thơ để tri ân những người hy sinh cho cuộc sống bình yên: “Bầy chim gáy xin thôi đừng hót nữa/ Gò Trung An dưới ấy bạn tôi nằm/ Đừng đánh thức giấc bạn đang an nghỉ/ Cho những anh hùng sống mãi ngàn năm” và để thương nhớ những đồng đội ngã xuống âm thầm: “Bạn ra đi còn sống mãi nụ cười/ và những câu thơ viết còn dang dở/ những câu thơ viết bằng máu đỏ”.

Đảm nhận cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long, nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ thêm hiểu và thêm yêu mảnh đất phù sa Nam bộ: “Anh trở lại miền Tây mùa Tết/ Thả tim anh vào hương nội gió đồng/ Nhấp li rượu anh say quên trời đất/ Chợt nhớ em xuân mới với môi hồng”

72 tuổi đời, 50 tuổi Đảng, nhà giáo Ưu tú Lương Minh Cừ thực sự có được một cuộc đời sôi nổi luôn hướng tới những giá trị cao đẹp và nhân văn.

Trần Trí Thông
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân