Người Huế hôm nay với chuyện xưa thành cũ

Phạm Tuấn - Thứ Sáu, 12/01/2024 , 17:53 (GMT+7)

Người Huế hôm nay vẫn nâng niu những giá trị văn hóa cố đô, mà cuốn sách ‘Huế chuyện xưa thành cũ’ của tác giả Phi Tân có thể xem như một ví dụ.

Tác giả Phi Tân. 

Người Huế hôm nay có quyền tự hào về một đô thị cổ kính bên dòng sông Hương thơ mộng. Thế hệ người Huế hôm nay cũng có cách riêng để thể hiện vẻ đẹp Huế, khác với những bậc tiền bối như Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An, Hoàng Phủ Ngọc Tường…

Tác giả Phi Tân sinh năm 1973, tại Điền Lộc, Phong Điền, Thừa Thiên- Huế, hiện công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên- Huế. Tác giả Phi Tân bày tỏ: “Với tôi, viết về Huế là một niềm hạnh phúc vô bờ, là một sự trở về đúng nghĩa với tuổi thơ, với những người thân yêu, với quê nhà, với xứ sở... Tôi trìu mến gọi tên đó là Miền Thương”.

Đã từng có hai cuốn sách viết trực diện về Huế có tên gọi “Bên sông Ô Lâu” và “Về Huế ăn cơm”, tác giả Phi Tân tiếp tục chứng minh tình cảm người Huế hôm nay với cố đô bằng cuốn sách “Huế chuyện xưa thành cũ” do Nhà xuất bản Lao Động và Chibooks ấn hành.

Với tâm thế người Huế hôm nay, tác giả Phi Tân thủ thỉ: “Huế là những dòng sông chảy thao thiết qua bao tháng năm dài bồi tụ nên những bãi bồi phù sa đẫm đầy hoa trái, thắm thiết thành những trầm tích văn hóa rực rỡ của một vùng đất kinh kỳ một thuở rồi xuôi ra phá Tam Giang về với biển khơi... Miền Thương của tôi là những câu chuyện xưa cũ chỉ còn trong ký ức đã được nuôi nấng trong tâm hồn tôi và chỉ cần khẽ chạm là bao nhiêu thương nhớ trở về thơm thảo thật thà như hoa trái vườn xưa luôn sinh động, hồn nhiên, da diết hồn quê”.

Xứ Huế đã trải qua một lịch sử nhiều biến động. Dấu vết vàng son và dấu vết rêu phong không chỉ hiển thị trên các cung điện, lăng tẩm và chùa chiền. Phong vị cố đô còn được tác giả Phi Tân nhìn thấy ở các sinh hoạt ngày thường: “Những chuyến đò ngang chầm chậm qua sông cứ như những câu thơ lục bát giữa dòng gieo vào lòng bao niềm thương nỗi nhớ về một thời cách trở và chừng như níu kéo cho Huế nét dân dã quê mùa ngay trong lòng phố thị, nét lam lũ tảo tần giữa đời thường tấp nập, bon chen.

Cơn lốc đô thị hóa phải chăng đã vô tình bỏ quên những bến đò này nên những người đưa đò, những đôi triêng gióng qua đò của mấy mệ, mấy dì, mấy o… cứ an nhiên, dẫu cách đó chừng hơn mười mét thôi là phố phường huyên náo xe cộ”.

Cuốn sách của người Huế hôm nay viết về Huế xưa.

Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Thanh Truyền nhận xét về cuốn sách “Huế chuyện xưa thành cũ” khá nồng nhiệt: “Không màu mè, kịch diễn, Phi Tân ân cần đưa bạn đọc chiêm ngắm “ngăn kéo ký ức” của mình. Ở đó có những trò chơi tuổi thơ, những cảnh xưa chuyện cũ giờ chỉ còn trong hoài niệm. Bao công việc, bao sinh hoạt văn hóa, những đồ vật thân thương, những tên làng tên đất, những món ăn bình dị, dân dã… phục dựng qua ảo mờ năm tháng vừa như thực vừa như mơ, thiết thân mà quá đỗi xa vời.

Những ân ưu ngày cũ từ cái thời chăn trâu cắt cỏ, đá banh tát cá, tắm sông lội bùn, khổ nghèo mà đầy ắp tiếng cười đến tuổi trung niên tóc và tâm đã pha màu hoài niệm, thường một mình hay tụ họp để quay ngược thời gian trở về thời hoa mộng… hiện lên qua giọng văn bùi ngùi thương cảm. Rồi những dòng sông, con suối, làng mạc, cây cầu, vần thơ, khúc nhạc… lung linh trong miên man tiếc nhớ.

Nhà văn vừa như một hướng dẫn viên giới thiệu về quê hương với bao trìu mến vừa níu tay kéo về cả một trời thơ bé. Mỗi tản văn là một phát hiện độc đáo về cỏ hoa, cây trái bình dị, về con người miền núi Ngự sông Hương với “nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”. Cái thiết tha, níu giữ nằm ở tâm tình của hồn văn nhiều gắn bó, nhiều quý thương xứ sở”.

Với “Huế chuyện xưa thành cũ”, tác giả Phi Tân giúp những ai từng đến Huế, những ai từng xa Huế, những ai từng nhớ Huế có thể hình dung về một miền sông Hương núi Ngự với nhiều trầm tích khó quên: “Ba tôi vẫn nói rằng, Tết là phải mới. Hồi đó, lịch treo tường vẫn còn hiếm, chợ quê bán mấy tờ tranh vẽ mai lan cúc trúc. Ba mua về, dán ở hai cột trụ trước gian thờ. Chỉ cần thấy mấy bức tranh giấy được ba dán lên là tôi thấy Tết đã về tràn ngập trong nhà. Chưa hết, ba còn mua một tấm ni lông trải bàn in hoa sặc sỡ để phủ chiếc bàn gỗ cũ kỹ và sau đó, đặt mấy bình bông cúc đại đóa. Cả căn nhà của tôi như sáng rực hẳn lên dưới ánh đèn dầu”.

Phạm Tuấn
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.