Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL

Bảo Thắng - Thứ Ba, 27/08/2024 , 20:00 (GMT+7)

Thông qua tài trợ của AFACI và nguồn vật liệu từ IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Dự án SHR+ nhằm tìm ra các giống ưu việt.

Hội thảo năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ 27 - 29/8, bao gồm 2 chuyến khảo sát tại VAAS và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bảo Thắng.

Sáng 27/8, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) tổ chức Hội thảo đánh giá hàng năm Dự án Tăng cường hoạt động khuyến nông ở châu Á (RATES) và Dự án Giống lúa chống chịu điều kiện bất lợi, năng suất cao phù hợp với các quốc gia thành viên (SHR+).

Hai dự án, thuộc Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực Châu Á (AFACI), nhằm mục đích cải thiện sản xuất lương thực và thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở một số quốc gia thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.

Được thành lập vào tháng 11/2009, tại Seoul, Hàn Quốc, AFACI hiện gồm 15 quốc gia thành viên là: Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Indonesia, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam và Hàn Quốc. 

Thông qua chuyển giao và chia sẻ kiến thức, công nghệ, AFACI sẽ triển khai, quản lý, tài trợ và điều phối các dự án đa phương, đào tạo tập huấn, hội thảo quốc tế. 

Tầm nhìn của AFACI là thành lập mạng lưới các nước châu Á cùng nhau giải quyết các vấn đề về sản xuất lương thực, nông nghiệp bền vững và công nghiệp hóa các lĩnh vực lương thực, nông nghiệp.

Trong lịch sử 15 năm phát triển, AFACI đã tổ chức 6 kỳ đại hội. Ban thư ký AFACI cùng Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc đã thực hiện 25 dự án tại các quốc gia thành viên, trong đó 6 dự án đang triển khai.

Hằng năm, Ban thư ký AFACI và các cơ quan chuyên môn thuộc Tông cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án tại một số quốc gia thành viên. Năm 2024, Việt Nam được lựa chọn để đánh giá kết quả thực hiện dự án RATES và SHR+, đồng thời thảo luận kế hoạch nhằm nhân rộng hiệu quả các dự án này trong tương lai.

Phó Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, bà Nguyễn Thúy Kiều Tiên nhận vinh danh dự án xuất sắc trong năm 2023 của AFACI. Ảnh: VAAS.

Dự án RATES đặt mục tiêu củng cố hệ thống khuyến nông và nâng cao năng lực khuyến nông cho các nước thành viên. Hiện 13 nước thành viên đang phối hợp thực hiện và bao gồm 3 hợp phần: (1) Tạo lập, phân tích cơ sở về hệ thống nông nghiệp thông qua khảo sát, thảo luận nhóm tập trung và tham vấn các bên liên quan; (2) Nâng cao năng lực của cán bộ khuyến nông và nông dân thông qua đào tạo, hội thảo; (3) Tăng cường các chiến lược và hoạt động khuyến nông thông qua triển khai phương pháp tiếp cận hiệu quả về phổ biến, trình diễn công nghệ trên nhiều mặt hàng nông sản. 

Dự án RATES tại Việt Nam do VAAS chủ trì thực hiện trong thời gian từ năm 2023 đến 2025.

Trong khi đó, Dự án SHR+ đặt trọng tâm vào việc tận dụng các giống lúa có khả năng chịu đựng nhiều loại điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học do Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) phát triển, AFACI tài trợ. SHR+ kỳ vọng phát triển, thử nghiệm và phổ biến các giống lúa ưu việt tại 11 nước thành viên tại Nam Á và Đông Nam Á.

Dự án có 3 hợp phần chính gồm: (1) Thiết lập mạng lưới thử nghiệm các quy trình vận hành tiêu chuẩn trên các quốc gia xác định, (2) Đánh giá và xác định các giống ưu việt có các đặc điểm mong muốn như khả năng chịu hạn, chịu lũ và chịu mặn, tiềm năng năng suất cao; (3) Xây dựng năng lực cho các nước thành viên tham gia.

Cùng với việc tăng cường năng lực về công nghệ lai tạo lúa hiện đại, các nước thành viên AFACI mong muốn cải thiện được năng suất lúa. Tại Việt Nam, Dự án SHR+ do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện trong thời gian từ năm 2022 đến 2024.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Bảo Thắng.

Thay mặt quốc gia đăng cai tổ chức hội thảo, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc VAAS cho biết, hội thảo là cơ hội để 15 nước thành viên AFACI thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. "Hy vọng rằng khi kết thúc hội thảo, chúng ta sẽ có thêm động lực và cách thức hợp tác, phổ biến hiệu quả của Sáng kiến AFACI, cũng như củng cố mạng lưới này", ông nói.

TS Seol Kuk-Hwan, Phó tổng thư kí AFACI thừa nhận, châu Á đang phải đối mặt với thách thức về an ninh lương thực cũng như biến đổi khí hậu. Do đó, những chia sẻ tại hội thảo sẽ góp phần đáng kể trong việc giúp nhiều người dân châu lục đảm bảo thực phẩm, dinh dưỡng trong bối cảnh hiện nay.

TS Myoung Rae-cho, Giám đốc KOPIA Việt Nam nhìn nhận, từ những nỗ lực ban đầu, AFACI giờ triển khai rộng khắp tại nhiều quốc gia châu Á, giúp lan tỏa và phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các nước. "Kết quả của dự án đã vượt quá mong đợi ban đầu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền nông nghiệp châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung", ông bày tỏ.

Chia sẻ thêm về các dự án nghiên cứu giống lúa đang thực hiện, TS Sankalp Bhosale, đại diện IRRI thông tin, hiện có hơn 40 mô hình tại 11 quốc gia đang thử nghiệm các giống lúa do IRRI chọn tạo. Việc thử nghiệm, khảo nghiệm trên diện giống những giống này giúp người dân có nhiều lựa chọn, cũng như tăng khả năng tạo ra những giống ưu việt, có khả năng chống chịu và đảm bảo năng suất.

"Các giống ngắn ngày, chịu được mặn và ngập úng đang được thử nghiệm tại Việt Nam, Campuchia và Sri Lanka. Trong khi các giống dài ngày hơn đang được triển khai ở Indonesia, Myanmar, Nepal, Lào và Bangladesh", ông nói và cho biết thêm, trong giai đoạn tới, một số giống ưu việt có thể được xem xét đăng ký lưu hành tại các nước thử nghiệm.

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu nhiều giống lúa. Ảnh: TTXVN.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, Ban thư ký AFACI công bố xếp hạng những dự án xuất sắc trong năm vừa qua. Phó viện trưởng Nguyễn Thúy Kiều Tiên, thay mặt Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, là đại diện của Việt Nam được vinh danh.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Tiên cho biết, thông qua Dự án SHR+, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận nguồn vật liệu là các giống lúa chống chịu hạn, ngập, mặn và các giống lúa hạt tròn Japonica. Điều này góp phần cải thiện năng suất và chất lượng lúa, đồng thời giúp chọn tạo ra những giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của từng quốc gia, bao gồm Việt Nam.

"Những nguồn vật liệu chống chịu ngập, mặn rất đáng quý với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với tình hình biến đối khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, chúng tôi hy vọng sẽ sớm lai tạo ra những giống để đưa vào sản xuất rộng rãi", bà Tiên bày tỏ.

Thời gian tới, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nghiên cứu, so sánh năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu giữa nguồn giống do IRRI cung cấp với những giống mà người nông dân đang sản xuất. Từ đó, giúp đảm bảo sản lượng lúa của toàn khu vực.

Bảo Thắng
Tags:
Tags:
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.