Một bài thơ trân trọng tặng người yêu con chữ

Phạm Tuấn - Thứ Tư, 07/08/2024 , 20:10 (GMT+7)

Một bài thơ có tựa đề ‘Tặng người yêu con chữ’ in trang trọng trong tập thơ ‘Hòa âm đêm’, như món quà nhạc sĩ Trương Tuyết Mai gửi đến nhân vật mình quý mến.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2023

Một bài thơ khá đặc biệt trong tập thơ “Hòa âm đêm” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, đã được nhiều người chú ý tại buổi ra mắt sáng 7/8 ở TP.HCM. Bởi lẽ, nhân vật tạo cảm hứng để nhạc sĩ Trương Tuyết Mai viết một bài thơ có tựa đề “Tặng người yêu con chữ” không phải văn nhân hay nghệ sĩ, mà là một chính khách.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai được xem như tác giả nữ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai sinh năm 1944 tại Sông Cầu, Phú Yên. 10 tuổi, Trương Tuyết Mai theo gia đình tập kết ra Bắc và học Trường Học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai bắt đầu con đường nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Từ ca khúc “Xe ta ơi, lên đường” viết năm 1967 đến nay, nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai có hơn 200 bài hát.  

Trong các ca khúc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2023 của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, nổi tiếng nhất phải kể đến “Huế tình yêu của tôi” với lời thơ Đỗ Thị Thanh Bình: “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt/ Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”.

Năm 2019, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai có chuyến đi thực tế sáng tác tại đất Sen hồng Đồng Tháp và được gặp gỡ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp lúc ấy là ông Lê Minh Hoan. Cảm nhận được sự trân trọng văn chương và chữ nghĩa của ông Lê Minh Hoan, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã viết một bài thơ để “Tặng một người yêu chữ” và ghi rõ “Quý tặng anh Lê Minh Hoan”.

Nhân kỷ niệm tuổi 80, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã in tập thơ “Hòa âm đêm” và đưa bài thơ “Tặng người yêu con chữ” vào ấn phẩm này, như món quà dành cho “Người đàn ông của miền sông nước/ Có tấm lòng thơm ngát sen hồng”.

Tại buổi ra mắt “Hòa âm đêm” sáng 7/8 tại TP.HCM, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai thổ lộ: “So với thời điểm tôi viết “Tặng người yêu con chữ” vào 5 năm trước, bây giờ nhân vật còn tích cực hơn trong việc truyền cảm hứng cho văn hóa đọc”.

Đúng như đánh giá của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, từ ngày rời vị trí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp để đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thì ông Lê Minh Hoan dành nhiều tâm huyết cổ vũ cộng đồng đọc sách. Đặc biệt, dự án “Đọc sách cùng Xích Lô” do ông Lê Minh Hoan khởi xướng, được sự ủng hộ nồng nhiệt của giới cầm bút nói riêng và giới trí thức nói chung.

Với quan niệm “đọc sách không chỉ để làm việc mà còn để khai sáng tinh thần, có tư duy mở, để làm người, để xây dựng giá trị sống tích cực, bao dung”, ông Lê Minh Hoan cho rằng khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho người nông dân là một trong những cách góp phần nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng đổi mới, xây dựng nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Để giúp độc giả hiểu thêm “Người đàn ông biết kết giao đắm đuối/ Trân quý thủy chung cùng sách một đời”, xin giới thiệu nguyên văn bài thơ “Tặng người yêu con chữ” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai.

Nhân vật tạo cảm hứng cho bài thơ "Tặng người yêu con chữ".

TẶNG NGƯỜI YÊU CON CHỮ

(Quý tặng anh Lê Minh Hoan)

Lần đầu gặp anh

Người đàn ông của miền sông nước

Có tấm lòng thơm ngát sen hồng

Lần đầu gặp anh

Mà ám ảnh không nguôi

Người đàn ông biết kết giao đắm đuối

Trân quý thủy chung cùng sách một đời

Sách dạy anh biết làm người tử tế

Biết nhìn xa thấu rõ trắng đen

Biết ở ăn sáng trong tâm đạo

Biết đắng cay bèo bọt phận người

Chìa khoá thành công anh hằng mong mỏi

Một đời kiếm tìm - nhờ sách đã nhận ra

Sách bật mầm, sách trổ hoa

Thỏa lòng người biết nâng niu con chữ...

Ngày phải xa đã cận

Mong anh luôn thanh mẫn

Hạnh phúc cùng trang sách trang đời

Trên con đường sáng - ngát hương Đồng Tháp.

Phạm Tuấn
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.