Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Hồng Thắm - Nhật Quang - Thứ Hai, 09/12/2024 , 14:36 (GMT+7)

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Bài liên quan

Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS), cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 887 loài rong biển, trong đó có khoảng 90 loài có giá trị kinh tế cao, được phân thành nhiều nhóm như rong sụn, rong câu, rong mơ, rong nho và các loại rong khác. Đặc biệt, rong sụn là một trong những nhóm có tiềm năng lớn để phát triển trên biển.

Ông Lập đặt câu hỏi: "Quan trọng là làm thế nào để phát triển các loại rong biển một cách hiệu quả?".

Ông Lập cho rằng, một trong những bước đầu tiên để phát triển rong biển là quy hoạch các vùng trồng rong biển chuyên biệt hoặc quy hoạch canh tác kết hợp. Việc này sẽ giúp mở rộng diện tích trồng rong biển, tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của loài rong này.

Việt Nam hiện có khoảng 887 loài rong biển, trong đó có khoảng 90 loài có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Hồng Thắm.

Bài liên quan

Ngoài ra, rong biển còn đóng góp vào mô hình kinh tế tuần hoàn. Một số loại rong biển có thể giúp giảm phát thải khí mêtan từ ngành chăn nuôi. Ông Lập chia sẻ một định hướng mới trong việc phát triển rong biển là sử dụng rong biển làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi bò, từ đó tạo ra một chuỗi tuần hoàn giá trị. Mô hình này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, kết hợp giữa chăn nuôi và thủy sản, mở ra một cơ hội tiềm năng lớn cho ngành nông nghiệp và thủy sản.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) cho rằng, yếu tố quan trọng để một mô hình trồng rong sụn hay rong biển nói chung đạt được thành công bền vững chính là phải tạo ra được "chuỗi giá trị bền vững".

Bà Bình chia sẻ: “STP Group thực sự mong muốn xây dựng một chuỗi giá trị rong biển 5 sao, từ nuôi trồng cho đến các khâu kiểm soát chất lượng, đặc biệt là sự cam kết của chuỗi”.

Hiện tại, STP đã kết nối với khoảng 21 hợp tác xã, với hơn 100 thành viên. Điều đáng mừng là những người tham gia đã hiểu được giá trị bền vững của rong biển và mong muốn phát triển ngành này cùng với ngành du lịch.

Bà Bình cũng chỉ ra một rào cản lớn nhất hiện nay khiến người dân còn ngần ngại trong việc phát triển trồng rong biển, đó chính là tư duy. Bà Bình cho biết: “Chúng ta đã bám biển với nghề khai thác bao đời nay, bây giờ thay đổi tư duy, chuyển sang nuôi trồng là điều vô cùng khó khăn. Để thực hiện điều này, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với những cơ chế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành để người dân tích cực trồng rong biển”.

Đồng quan điểm, ông Lập cũng cho rằng, bà con trồng rong biển phải đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề môi trường, thời tiết, khí hậu, đến nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của cây rong. Mặc dù cây rong có giá trị, nhưng so với một số loài khác, giá trị của nó chưa được đánh giá cao, do đó mức độ sẵn sàng tham gia của bà con vẫn còn hạn chế.

Để hỗ trợ bà con trong việc phát triển nghề trồng rong biển, ông Lập nhấn mạnh sự cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, trong đó công cụ tài chính như vốn vay, đầu tư trả chậm, bảo hiểm nông nghiệp hay xây dựng chuỗi giá trị có thể là những giải pháp hiệu quả.

Ngành rong biển của nước ta đang yếu ở khâu nghiên cứu ra các sản phẩm giá trị gia tăng và bảo quản chế biến sản phẩm. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Lập cho biết thêm: “Việt Nam có tiềm năng mở rộng diện tích trồng rong biển lên đến 900.000ha, nhưng hiện nay chỉ mới đạt khoảng 16.500ha. Để mở rộng diện tích, không chỉ cần một chuỗi mà cần sự tham gia của nhiều chuỗi và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đó”.

Ông Lập cũng cho rằng, ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) phải là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển ngành rong biển, kết hợp với sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương.

Ngoài ra, ông Lập còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của các viện nghiên cứu và trường đại học trong chuỗi giá trị rong biển. Để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng và được thị trường chấp nhận, cần có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà khoa học. Ông chia sẻ: “Chúng ta đang yếu ở khâu nghiên cứu ra các sản phẩm giá trị gia tăng và bảo quản chế biến sản phẩm”.

"Để xây dựng một chuỗi giá trị rong biển bền vững, cần có sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, ngân hàng và các công ty bảo hiểm nông nghiệp. Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa", Phó Giám đốc ICAFIS nhấn mạnh. 

Hồng Thắm - Nhật Quang
Tin khác
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng Bắc Trung bộ
Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng Bắc Trung bộ

Mới đây, dự án 'Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam' đã được khởi động tại Nghệ An.

Từ Ngày thống nhất đất nước, nghĩ về một nền nông nghiệp thống nhất
Từ Ngày thống nhất đất nước, nghĩ về một nền nông nghiệp thống nhất

Thống nhất đất nước - dựng xây nông nghiệp, để mỗi mùa vụ xanh là mỗi bước tiến của một quốc gia hạnh phúc.