Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Phạm Tuấn - Thứ Bảy, 08/02/2025 , 10:53 (GMT+7)

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong “Nụ hôn dưới vòm cây” không chỉ là câu chuyện lịch sử mà còn mang tính kết nối thế hệ. Tác giả Nguyễn Khắc Cường từng được trao giải thưởng Sách Quốc gia năm 2023 với tác phẩm “Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch”. Bây giờ, với “Nụ hôn dưới vòm cây, tác giả Nguyễn Khắc Cường tiếp tục phát huy lối kể giản dị mà ấm áp để nhắc nhở một quá khứ hào hùng.

Truyện dài “Nụ hôn dưới vòm cây” là hành trình một đôi bạn trẻ ngược dòng thời gian để tìm lại ngày xưa của ông bà mình, ngày xưa đẹp đẽ của những thanh niên đã tham gia lực lượng Biệt động Sài Gòn, đấu tranh bảo vệ đất nước. Sau khi khám phá dĩ vãng, họ dùng ngòi bút và sức trẻ của mình để lan tỏa thông điệp đó đến với những người trẻ khác, nhắc nhở mọi người cùng quý trọng hòa bình và biết ơn sự hy sinh của cha ông.

Nhân vật chính của “Nụ hôn dưới vòm cây” là Hải Đường, một chàng trai nhiệt huyết đang làm phóng viên một tờ báo dành cho bạn đọc tuổi teen. Khi bà ngoại mất, anh tình cờ phát hiện cuốn sổ bà dùng để ghi chép số điện thoại người quen, và anh quyết định thử liên hệ với những người bạn đó.

Cuốn sổ nhỏ bằng nửa bàn tay, trang bìa đã bạc màu in hình ca sĩ Đan Trường tóc hai mái. Nhét cất dưới nệm. Trên nền giấy ca rô vàng ố là chi chít con số. Ngoài vài ba cái tên có họ hàng với gia đình mà anh biết, còn lại là những danh xưng lạ hoắc, thậm chí có cả những ký hiệu như Z8, B8, R2…

Sự tình cờ đã đưa Hải Đường gặp những người bạn cũ, cũng là đồng đội của bà Năm Thường trong lực lượng biệt động Sài Gòn - những người đã sống, đã yêu thương và dành những năm tháng thanh xuân rực rỡ để tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Cả thảy có mười bốn cụ, trong đó vài cụ mặc quân phục, ngực áo đeo đầy huân chương. Những chiếc huân chương gợi nhắc một thời lẫy lừng, vào sinh ra tử, dù bây giờ các cụ đã hom hem. Có cụ ngồi ghế vẫn chống gậy, mắt lim dim, tai không biết còn nghe được không nhưng miệng nói không rõ tiếng nữa. Vậy mà người nhà cho biết cụ nôn nao tới buổi họp mặt này cả tháng nay. Bộ quân phục gắn huân chương được ủi phẳng phiu, treo sẵn ở đầu giường từ hai tuần trước.

Hành trình này cũng giúp Hải Đường gặp được Sương Mai, một cô bé tuổi teen dạn dĩ, nghịch ngợm và táo bạo - là cháu của ông Trầm Tú, người đồng đội cũ của bà Năm Thường. Nhận thấy tài năng và sự lanh lợi của cô bé, Hải Đường đã rủ Sương Mai viết báo, và tờ báo của anh có thêm một phóng viên tập sự lém lỉnh, đáng yêu. Cùng nhau, Hải Đường và Sương Mai đã lắng nghe những chuyện kể của ông Trầm Tú và bà Huỳnh Mai, chắp nối từng mảnh ghép và đưa câu chuyện của ông bà lên trang báo.

Bài báo “Dưới vòm cây Sài Gòn” đến với bạn đọc teen như một hồ sơ đặc biệt kỷ niệm ngày Truyền thống Học sinh sinh viên, giúp các bạn trẻ biết được ký ức biệt động Sài Gòn với những lãng mạn giữa đạn bom, những bao dung giữa gian khó.

Tác phẩm “Nụ hôn dưới vòm cây” dĩ nhiên là hư cấu, nhưng tác giả Nguyễn Khắc Cường đã tham khảo các tư liệu thực tế, trong đó có cuốn sách “Đội thanh niên cận vệ Sài Gòn” (NXB Trẻ, 2012) để lấy chất liệu xây dựng những nhân vật một thời: ông Tú, bà Mai, bà Năm Thường. Tác giả cũng sử dụng chính những trải nghiệm trong công việc làm báo của mình làm cảm hứng cho những sự kiện mà Hải Đường và Sương Mai gặp phải.

Chất liệu từ cuộc sống đã làm sống lại ký ức biệt động Sài Gòn. Đặc biệt, những cảnh chiến đấu được mô tả rất rõ rệt, chi tiết, dễ dàng khiến ta cũng hồi hộp đến nghẹt thở theo những tiếng đạn rơi, bom nổ.

Với nhóm biệt động thành như Tú, cây súng là tài sản lớn. Tài sản đó không tính bằng tiền mà bằng sự mưu trí, quả cảm của các chị, các dì, các má. Họ bất chấp hiểm nguy, vượt qua bao nhiêu vòng vây kẽm gai dày đặt xét hỏi của địch để vận chuyển vũ khí từ trong căn cứ ở Củ Chi vô nội thành cho các anh hoạt động. Súng ống, chất nổ, lựu đạn… được ngụy trang khéo léo trong thúng rau, cây đàn guitar, cần xé trái cây, giỏ đi chợ…

Tác phẩm khơi dậy ký ức biệt động Sài Gòn thời chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Giới trẻ nếu hững hờ thì không thể hình dung nổi những con đường, con hẻm trong lòng thành phố mà họ qua lại mỗi ngày lại từng có những cuộc rượt đuổi, nồng mùi thuốc súng, cảnh đốt xe, bắt bớ, đánh đập và hy sinh. Những cuộc chiến không cân sức chút nào. Một bên là chính quyền với quân đội, cảnh sát hùng hậu, vũ khí tối tân, không thiếu thứ gì. Bên kia là những người dân yêu nước, từ người lao động buôn gánh bán bưng như dì Sáu cho đến sinh viên học sinh như Tú và Huỳnh Mai. Họ chỉ đánh lén, đánh bí mật để cảnh cáo quân thù, chờ thời cơ cùng đồng đội làm cuộc đại chiến.

Mong muốn kết nối các thế hệ là một nguồn cảm hứng trong nhiều tác phẩm của tác giả Nguyễn Khắc Cường, như anh chia sẻ: “Tôi thích cách đặt vấn đề ‘Nếu người trẻ trân trọng quá khứ…’ hơn là ‘Nếu những hy sinh của cha ông mình bị lãng quên”.

“Nụ hôn dưới vòm cây” kết nối bạn trẻ ngày nay với thế hệ đã dành tuổi xuân chiến đấu vì độc lập cho dân tộc. Qua đó, tác giả Nguyễn Khắc Cường khẳng định sức mạnh của ý chí và khát vọng tuổi trẻ, đồng thời gửi gắm niềm tin đến bạn trẻ ngày nay, mong muốn các bạn biết trân trọng thành quả của người đi trước, và có một tuổi xuân cũng thật ý nghĩa trong thời đại mới.

Phạm Tuấn
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân