Kỷ niệm 37 năm ngày mất của 'ông hoàng thơ tình'

Vũ Đình Thung - Chủ Nhật, 18/12/2022 , 17:04 (GMT+7)

Hôm nay 18/12, kỷ niệm 37 năm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu tại quê ngoại của ông ở huyện Tuy Phước (Bình Định). Mưa dầm, lạnh, nhưng ngày giỗ ông thật ấm áp…

Hôm nay 18/12, Bình Định mưa dầm. Vùng hạ, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu mưa càng dữ. Thế nhưng Lễ dâng hương kỷ niệm 37 năm ngày mất của “ông hoàng thơ tình” được tổ chức tại quê ngoại của ông ẫn ấm áp với sự có mặt của lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định, lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước cùng các ngành liên quan.

Ngày giỗ của “ông hoàng thơ tình” càng ấm áp hơn khi có rất nhiều người yêu thơ ông từ khắp nơi “đội mưa” về thắp hương tưởng nhớ.

Ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) phát biểu tại lễ giỗ nhà thơ Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

“Ông hoàng thơ tình” Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại làng Tùng Giản, xã Phước Hòa. Ông được sinh ra từ mối tình giữa ông đồ nho xứ Nghệ Ngô Xuân Thọ ở làng Trảo Nha, xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) với cụ bà Nguyễn Thị Hiệp, cô hàng nước mắm ở vạn Gò Bồi thuộc thôn Tùng Giản.

Xuân Diệu sinh ra và lớn lên trong căn nhà của ông bà ngoại là cụ Nguyễn Văn Tân và bà Ngụy Thị Hương tại thôn Tùng Giản, giờ là Nhà lưu niệm Xuân Diệu, di tích lịch sử được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng ngày 20/7/2010.

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định và lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước thắp hương trước bàn thờ nhà thơ Xuân Diệu.

Trong sự nghiệp sáng tác, Xuân Diệu được biết đến là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là “ông hoàng thơ tình” với  nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có 2 tập thơ tiêu biểu: Tập “Thơ thơ” viết năm1938 và tập “Gửi hương cho gió” viết năm 1945 được giới văn học xem như là 2 kiệt tác với chủ đề ca ngợi tình yêu, niềm vui và đam mê sống. 

Sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký Tạp chí Tiền phong, sau đó công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Sau đó, nhà thơ Xuân Diệu tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều năm là Ủy viên thường vụ. Ông đã để lại hàng trăm bài thơ, truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học cùng một số tác phẩm dịch văn học nước ngoài gây được tiếng vang lớn trên văn đàn trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, vào năm 1983, ông được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức. Dù ông là ai, mỗi khi về quê hương, ông vẫn đau đáu với những kỷ niệm gắn bó từ thuở ấu thơ. Những kỷ niệm ấy hiển hiện trong nhiều bài thơ của ông.

Giao lưu thơ nhạc tại Lễ dâng hương kỷ niệm 37 năm ngày mất của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

Để tưởng nhớ ông, UBND huyện Tuy Phước đã xây dựng Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu trên nền nhà ông bà ngoại của ông tại thôn Tùng Giản, đưa vào hoạt động từ năm 1995, đến tháng 12/2010 UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định xếp hạng Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu là di tích lịch sử cấp tỉnh. 

Hàng năm, chính quyền và nhân dân huyện Tuy Phước tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của ông với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Theo ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện này sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan thực hiện việc sưu tầm, bổ sung tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu; tiếp tục trùng tu, mở rộng khuôn viên di tích tạo cảnh quan hấp dẫn thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến Tuy Phước.

“Tầm ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu ở tầm quốc gia, thậm chí là tầm quốc tế, thế nhưng những năm qua UBND huyện Tuy Phước tổ chức lễ giỗ cũng chỉ ở “tầm hành chính”, cấp địa phương. Trong thời gian tới đây, kỷ niệm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu cần được tổ chức với quy mô lớn hơn, ít nhất là quy mô cấp tỉnh để sự lan tỏa về ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu đi xa hơn, đó sẽ là điểm nhấn về du lịch không chỉ của huyện Tuy Phước mà của du lịch Bình Định”, ông Ngô Hồng Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tuy Phước, đề nghị.

Vũ Đình Thung
Tin khác
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.

Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.