Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Trọng Linh - Chủ Nhật, 03/11/2024 , 20:59 (GMT+7)

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Ông Mai Văn Quốc. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Mai Văn Quốc, ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Cà Mau, bằng ý chí quyết tâm, học hỏi, không ngại khó khăn, ông đã nuôi thành công và làm giàu từ mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”.

Với 1,3ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu canh tác lúa, đầu năm 2000 nhà nước cho chuyển dịch sang nuôi tôm, gia đình ông Quốc bắt đầu thực hiện nuôi theo hình thức nuôi tôm quảng canh truyền thống nên hiệu quả, năng suất mang lại thấp, khoảng 100 - 200 kg/ha/năm, dịch bệnh trên tôm như đốm trắng, đầu vàng... thường xuyên xảy ra, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập gia đình.

Trước khó khăn trên, với tinh thần quyết tâm học hỏi, ông Quốc đã tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, các hội, ban ngành, đoàn thể tổ chức. Ngoài tham gia các lớp tập huấn, ông còn tham gia học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Đúc kết kinh nghiệm từ các chuyến tham quan học tập, các lớp tập huấn kỹ thuật đã giúp ông Quốc hiểu hơn về mô hình nuôi xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú, từ đó mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và từ năm 2014 đến nay ông Quốc tự tin chuyển sang nuôi theo mô hình này và đã đem lại hiệu quả năng suất cao, trong đó năng suất lúa ST24 đạt 5 tấn/ha, tôm sú 300 - 500 kg/ha, tôm càng xanh 300 - 500 kg/ha, tổng thu nhập bình quân sau khi trừ các khoản chi phí trong sản xuất được 100 - 180 triệu đồng/năm (tùy theo thời giá).

Mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Quốc chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa luân canh tôm sú về mặt sinh học sẽ tách được mầm bệnh cho tôm sú sau khi kết thúc vụ lúa - tôm càng xanh, đồng thời cây lúa không chỉ giúp phân giải độc tố trong quá trình nuôi mà còn là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm sú vụ luân canh.

Kỹ sư Trần Thanh Hải, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, cho biết, để thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”  như mô hình gia đình ông Quốc thì người nuôi cần lưu ý, đối với cây lúa, cần chọn những giống ngắn ngày thích nghi với vùng đất địa phương như ST24, ST25, OM2517, lúa lai… Mật độ sạ thưa từ 80 - 100 kg/ha, tuân thủ lịch mùa vụ hằng năm được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo; tranh thủ các đám mưa tiến hành rửa mặn triệt để, ngoài ra thường xuyên thăm đồng để có giải pháp xử lý cho phù hợp.  

Đối với tôm càng xanh, nên thả nuôi mật độ từ 2 - 3 con/m2 và được ương trong ao gièo từ 30 - 45 ngày sau đó chuyển sang ruộng lúa. Đồng thời, thường xuyên bổ sung phân hữu cơ định kỳ cho vuông nuôi để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, ngoài ra trong quá trình nuôi khi tôm đạt kích cở lớn bổ sung thêm ốc bươu vàng, cá tạp, khoai mì, khoai lan, hoặc ngâm lúa mầm… để cho tôm ăn và định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 10 - 15 ngày một lần để làm sạch nền đáy và ổn định môi trường.

Ông Mai Văn Quốc là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với tôm sú, sau khi thu hoạch lúa, tôm càng xanh cần tiến hành cải tạo vuông nuôi triệt để, xử lý hết gốc rạ, kết hợp bón phân hữu cơ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm; nên thả nuôi mật độ từ 1 - 2 con/m2, tôm giống kích cở lớn từ 2 - 2,5cm và định kỳ từ 10 - 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học một lần để làm sạch đáy vuông và phân hữu cơ để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Ngoài thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú” giúp nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, ông Mai Văn Quốc còn kêu gọi bà con xung quanh thành lập hợp tác xã sản xuất tôm lúa, với tên gọi Hợp tác xã Quyết Tiến, có 26 thành viên tham gia. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên hợp tác xã trên 100 triệu đồng/năm.

Cách làm và hiệu quả từ mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú của ông Mai Văn Quốc cho thấy mô hình sản xuất đa canh có nhiều lợi thế hơn so với các mô hình sản xuất độc canh như tận dụng tối đa diện tích canh tác; các đối tượng nuôi, trồng có mối quan hệ hài hòa, hỗ trợ nhau; giảm thiểu chi phí sản xuất; giảm rủi ro; tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường, phù hợp với vùng sản xuất lúa tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới.

Trọng Linh
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.