Kiếm thơ trong thiền còn thương mùa đợi bến mê dấu hài

TUY HÒA - Thứ Sáu, 14/04/2023 , 17:26 (GMT+7)

‘Kiếm thơ trong thiền’ của nhà thơ Lê Viết Hòa, ung dung dùng thể loại lục bát để đi tìm những phút giây tĩnh tại nhận diện vui buồn và được mất kiếp nhân sinh.

Nhà thơ Lê Viết Hòa ở tuổi 55.

“Kiếm thơ trong thiền” là tập thơ thứ tư của nhà thơ Lê Viết Hòa, sau các tập “Dạ khúc cội nguồn”, “Giao mùa lục bát” và “Chảy qua đời tôi”. “Kiếm thơ trong thiền” có thể xem như một sự thể hiện mà tác giả khao khát vươn tới cảnh giới thơ thiền.

Trước khi “Kiếm thơ trong thiền”, nhà thơ Lê Viết Hòa được biết đến với 16 bài thơ được nhạc sĩ tài danh Vũ Thành An phổ nhạc. Và chính nhà thơ Lê Viết Hòa cũng đã viết về tác giả những “Tình khúc không tên” lừng lẫy, qua cuốn sách “Vũ Thành An ngày về trong ơn cứu rỗi”.

Khái niệm “Kiếm thơ trong thiền” cùng với việc sử dụng thể loại thơ lục bát để biểu đạt, là một sự chọn lựa có ý thức của nhà thơ Lê Viết Hòa hướng về truyền thống thi ca phương Đông. Vì sao như vậy? Vì khởi đầu thơ Việt là thơ thiền.

Dựa vào các văn bản vẫn còn lưu giữ được, thì tác giả chính danh đầu tiên của thơ Việt là sư Khuông Việt (933-1011) với những suy tư “Mộc trung nguyên hữu hỏa/ Nguyên hỏa phục hoàn sinh” (Trong cây sẵn có lửa/ Dù tắt vẫn bùng lên). Còn tập thơ đầu tiên của thơ Việt là “Thiền uyển tập anh” quy tụ những nhân vật thơ thiền.

Những nhà thơ tiếp nối sư Khuông Việt cũng đều là những thiền giả như Mãn Giác, Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Vạn Hạnh... Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục”, danh nhân Lê Quý Đôn đánh giá cao những thành tựu thơ thiền và đặc biệt nhắc đến các bậc quân vương làm thơ thiền như Lý Phật Mã – Lý Thánh Tông.   

Tập thơ "Kiếm thơ trong thiền" được ra mắt sáng 14/4 tại TP.HCM.

Nhà thơ Lê Viết Hòa muốn nối gót tiền nhân “Kiếm thơ trong thiền”. Không rõ nhà thơ Lê Viết Hòa làm thơ trong tư thế thiền như thế nào, nhưng cảm giác chung mang đến cho người đọc là sự thông cảm “cải ngồng vàng đọt triền đê/ còn thương mùa đợi bến mê dấu hài”, sự buông bỏ “chuông chùa trầm mặc lặng thinh/ đời như chiếc lá tái sinh luân hồi”, sự tha thứ: “Ngủ đi em chín nồi kê/ Chẳng ai gánh mãi bộn bề thế nhân”.

Dù “Kiếm thơ trong thiền”, nhưng kiểu thơ của nhà thơ Lê Viết Hòa thì thiền mà vẫn động, thiền mà vẫn chưa yên, thiền mà vẫn cựa quậy với thế sự: “Ta từ bóng tối yêu em/ Trăm năm gói lại từng đêm tự tình/ Em từ mắc nợ ba sinh/ Trả chưa hết kiếp lặng thinh giữa đời”.

Với độ dày hơn 120 trang, tập thơ “Kiếm thơ trong thiền” của nhà thơ Lê Viết Hòa do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, vừa được Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức giới thiệu sáng 14/4 tại TP.HCM. Nhiều đồng nghiệp cầm bút đã chia sẻ sự nỗ lực của nhà thơ Lê Viết Hòa trong cuộc đi tìm những khoảnh khắc bình dị và bao dung như “tình riêng biết mấy cho vừa/ giao mùa tan hợp nắng mưa cũng đành” hoặc “sóng hồ mấy lớp xa xa/ sao bằng nổi sóng riêng ta tự tình/ ủ men một thuở yên bình/ khúc ru lặng lẽ đời mình chênh chông”.

Cuốn sách về mối duyên thơ nhạc của Vũ Thành An và Lê Viết Hòa/

“Kiếm thơ trong thiền” xem như một khởi đầu để nhà thơ Lê Viết Hòa tự tin bước vào lĩnh vực thơ thiền vốn đơn giản về hình thức nhưng thâm sâu về tư tưởng. Ông thú nhận “trút đêm một nỗi mênh mông/ tìm an yên để rỗng không trong thiền”, bởi lẽ làm thơ thiền cũng là một cách dưỡng tâm, một cách tu thân “đốt ngọn lửa gặp cơn mưa/ hanh hao buổi ấy có vừa trăm năm”.

TUY HÒA
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân