Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Tuệ An - Thứ Tư, 15/01/2025 , 14:59 (GMT+7)

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Tại sao cần nhặt lá cho hoa mai?

Hoa mai thường nở dựa trên chu kỳ phát triển tự nhiên. Nhặt lá mai giúp cây tập trung dinh dưỡng vào quá trình hình thành nụ hoa thay vì nuôi lá già. Từ đó, kích thích quá trình nuôi nụ, ra hoa, đảm bảo hoa nở đều, đẹp và đúng thời điểm Tết. Ngoài ra, việc nhặt lá mai đúng kỹ thuật còn thể hiện sự chăm chút, khéo léo của người trồng, góp phần làm đẹp thêm không khí ngày xuân.

Thời điểm nhặt lá hoa mai lý tưởng nhất

Nhặt lá mai đúng thời điểm là bí quyết để mai nở rộ đúng vào những ngày đầu năm, mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho không gian Tết. Tuy nhiên, việc xác định thời gian phù hợp lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và hình thái của nụ hoa mai.

Dựa vào diễn biến thời tiết

- Khi thời tiết nóng: Nếu tháng Chạp nắng nhiều và nhiệt độ cao, bạn nên nhặt lá muộn hơn, khoảng từ ngày 16–17 âm lịch. Việc này giúp tránh cho hoa bung nở quá sớm.

- Khi thời tiết lạnh: Nếu trời se lạnh hoặc có gió mùa, hãy nhặt lá sớm hơn, trước ngày 15 tháng Chạp, để kích thích nụ hoa phát triển nhanh hơn.

- Nắng nóng và gió mạnh: nhặt lá trong khoảng 17–20 tháng Chạp để hoa không nở quá sớm do nhiệt độ cao.

- Trời mưa nhiều: Nếu mưa kéo dài và mùa mưa kết thúc muộn, bạn nên nhặt lá từ 10–14 tháng Chạp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy mai bung nụ đúng thời gian mong muốn.

Dựa vào hình thái nụ hoa mai

Quan sát hình thái nụ hoa là một cách chính xác để xác định thời điểm nhặt lá. Với từng loại mai, thời gian nhặt lá cũng sẽ có sự khác biệt:

Mai vàng 5 cánh:

- Nếu nụ hoa còn nhỏ (nụ kim), nên nhặt lá sớm từ ngày 13–14 tháng Chạp.

- Với nụ hoa đã to hơn, bạn có thể nhặt lá từ 16–17 tháng Chạp.

- Nếu nụ hoa đã lớn, sắp bung vỏ lụa, hãy nhặt muộn vào ngày 18–20 tháng Chạp.

Mai nhiều cánh (>5 cánh):

- Loại mai này thường nở muộn hơn mai vàng 5 cánh, vì vậy cần nhặt lá sớm hơn khoảng 1 tuần.

- Những nụ đã tróc vỏ trấu, sáng màu, để lộ lớp xanh non bên trong sẽ nở sớm hơn. Nụ sậm màu, ngậm chặt vỏ trấu thường nở muộn hơn.

Dựa vào vị trí trồng mai

- Đối với mai trồng trong chậu, nên nhặt lá từ ngày 14 – 16 tháng 12 âm lịch.

- Đối với mai trồng dưới đất, cần nhặt lá sớm hơn từ ngày 10 - 15.

- Ngoài ra, tốc độ hoa mai nở còn tùy thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nhặt lá mai giúp cây tập trung dinh dưỡng vào quá trình hình thành nụ hoa thay vì nuôi lá già. Ảnh: Internet.

Hướng dẫn cách nhặt lá mai đúng kỹ thuật

Chuẩn bị trước khi nhặt lá

- Tưới nước đủ ẩm cho cây từ 1–2 ngày trước khi nhặt lá để lá dễ bong ra.

- Kiểm tra tình trạng cây, tránh nhặt lá khi cây đang yếu hoặc có dấu hiệu bệnh.

Cách nhặt lá

- Dùng tay nắm nhẹ từng lá, kéo ngược theo chiều cuống để lá rụng tự nhiên, tránh làm gãy cành.

- Nhặt lá từ trên xuống dưới, từ nhánh lớn đến nhánh nhỏ.

- Sau khi nhặt lá cho cây hoa mai cần ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.

Lưu ý khi nhặt lá mai

- Không nhặt lá quá sớm hoặc quá muộn, dễ làm hoa mai nở lệch Tết.

- Tránh nhặt lá vào những ngày trời mưa hoặc ẩm ướt, dễ gây bệnh cho cây.

- Theo dõi sát thời tiết và điều chỉnh thời gian lặt lá phù hợp.

- Sau khi nhặt lá, tránh để cây chịu tác động mạnh của nắng gắt hoặc gió lạnh.

Chăm sóc cây mai sau khi nhặt lá để hoa nở đúng Tết

- Sau khi nhặt lá, bạn cần theo dõi thời tiết và nụ hoa để điều chỉnh kịp thời. Nếu nụ hoa phát triển chậm, pha loãng một thìa phân NPK với 10 lít nước tưới vào gốc để kích thích mai bung nụ đúng dịp.

- Khi trời nắng hạn đột ngột chuyển mưa, giảm tưới nước xuống 1 lần/ngày vào buổi trưa để tránh hoa nở sớm. Với nắng nóng, tưới thêm nước lạnh hoặc nước đá để kìm hãm nụ bung. Ngược lại, khi trời lạnh, tưới nước ấm vào gốc để thúc hoa nở nhanh hơn.

- Hãy đảm bảo cây mai được đón nắng đầy đủ để điều hòa tốc độ nở hoa. Chăm sóc cẩn thận sẽ giúp cây mai nở đúng dịp, mang lại không khí Tết trọn vẹn cũng như giá trị kinh tế cao cho người bán mai.

Cách xử lý khi hoa mai nở sớm hoặc nở muộn

Mai nở sớm:

- Hạn chế tưới nước, chỉ tưới lượng vừa phải vào buổi trưa.

- Đặt cây vào nơi râm mát, tưới đẫm nước nhưng tránh úng rễ.

- Đào nhẹ quanh gốc để làm đứt rễ cám, giảm tốc độ nở hoa.

Mai nở muộn:

-Thúc phân NPK giàu lân và kali, phun mầm hoa khi trời nắng.

- Tưới nước ấm vào gốc nếu trời lạnh, rửa nụ hoa vào sáng sớm.

- Ngắt đọt non, thắp đèn vàng buổi tối để kích thích mai nở sớm 2–3 ngày.

Tuệ An
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.