'Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu': Một cốt truyện hay và lạ

Ma Văn Kháng - Thứ Ba, 07/02/2023 , 06:35 (GMT+7)

Bút pháp linh hoạt, tinh tế, hóm hỉnh, giàu khám phá bất ngờ và gần như phi cổ điển, đã khiến người đọc khó rời mỗi trang viết của 'Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu'.

Tiểu thuyết “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” của Hồ Anh Thái, NXB Trẻ 2023.

Trục trung tâm của tiểu thuyết là một đoạn đời trong chiến tranh của nhân vật tên Phan. Ngoài hai mươi. Trai thời loạn. Vậy mà trớ trêu, khao khát muốn ra tiền tuyến của Phan không được chấp nhận. Như quả bóng, anh bị đá đến nơi này nơi nọ ở hậu phương.

Thoạt đầu, nhờ khả năng thần giao cách cảm trời cho, Phan được ngành quân báo sử dụng. Tiếp đó, khi khả năng vơi giảm thì anh bị điều xuống làm việc dưới một căn hầm chuyên lo việc lập hồ sơ tử sĩ. Cho đến lúc địch đem máy bay đánh phá Hà Nội thì thể theo nguyện vọng được trực tiếp chiến đấu, anh được ra khỏi căn hầm sâu với công việc giấy tờ sự vụ, nhưng cũng chỉ là đứng trên đài quan sát cao nhất thành phố, làm nhiệm vụ dõi theo đường bay của máy bay địch, ghi nhớ hoạt động của chúng và đếm số bom chúng thả xuống để biết mà xử lý.

Sau cùng chiến công quan trọng nhất của anh, nhưng tiếc là cũng không được công nhận vì bỏ nhiệm vụ trên đài quan sát, là những ngày xông pha dũng cảm cứu hộ ở những nơi pháo đài bay B52 địch đánh phá Thủ đô.  

Phan là nhân vật gây ấn tượng không phải chỉ vì trải nghiệm ở nhiều cơ tầng đời sống thời chiến tranh. Anh vốn là một gã trai chân thành và cởi mở. Gần gũi và yêu mến mọi người. Với một cốc bia anh sẵn sàng mời và bắt chuyện với bất cứ ai. Phan giao hòa hồn hậu với gần như đại diện các tầng lớp trong thời cuộc. Một chàng trai hát nhạc vàng. Một ông chủ nhiệm hợp tác xã xe thô sơ. Một anh chàng gian lận, tăng thêm cân nặng để được nhập ngũ. Một nhóm các chú chiến sĩ đã vào chiến trường rồi nhưng nhát gan hoảng sợ đào ngũ trốn về miền Bắc, bị gọi là B quay.

Phan đóng vai liên kết các mảng sống rời rạc, tạo nên một bức tranh toàn cảnh ở tầm vĩ mô. Những câu chuyện vui vui, ngồ ngộ, sinh động, giàu ý nghĩa. Chúng là ảnh hình sắc màu hơi thở mãi mãi xanh tươi của những năm tháng chiến tranh không thể quên.

Phan là người có một đời sống nội tâm phong phú, một năng lực thấu cảm mãnh liệt độc đáo vẻ như là nhờ bẩm sinh, một khả năng đặc biệt trong giao cảm với con người. Công việc ngày ngày của anh ở dưới một tầng hầm là tiếp nhận những thông tin về hoàn cảnh hy sinh của các liệt sĩ, lập hồ sơ và viết giấy báo tử cho thân nhân của những người đã khuất. Chiến tranh gắn liền với cái chết. Công việc hậu sự này xem ra không hề đơn giản.

Và điều quan trọng là chìm đắm trong công việc lặp đi lặp lại, tưởng như vô hồn, con tim Phan vẫn dạt dào rung động, vẫn thổn thức tái tê. Tiếp nhận những thông tin khô khan về cái chết của các liệt sĩ, anh đâu có là kẻ vô cảm vô tình. Anh đọc được những nỗi niềm, những tâm tình, kể cả những day trở, dằn vặt, éo le của mỗi linh hồn con người giờ đây chỉ còn tồn tại trên những dòng chữ. Như có linh giác mách bảo, Phan nghe được tiếng vang của mỗi dòng tin và hình dung ra được mỗi cảnh ngộ đã trải của từng chiến sĩ đã ngã xuống.

“Cái máy bay địch rình suốt cả quãng đường. Nó không phát hiện ra đoàn xe như đàn kiến nối đuôi nhau đi phía bên kia, nhưng lại nhìn thấy cái máy ủi của Thiện rẽ vào một lối mòn bên bờ suối. Nó phóng một quả tên lửa. Không chệch một li”. Đó là trường hợp hy sinh của liệt sĩ công binh Đỗ Văn Thiện do Phan tưởng tượng ra và anh tin chắc sự thật đúng là như thế. Cũng như anh tin chắc là đã nghe được lời nhắn gửi cuối cùng của chính người liệt sĩ nọ với người vợ của mình.

Và sau đó, chính là được dẫn dắt thêm bằng một cơ chế linh cảm, gần như tự động, anh đã tìm gặp được người vợ của liệt sĩ, cô Vũ Thị Ngọc Thu, một nữ tài tử dạy hổ, rồi thiết lập một tình thân đặc biệt với chị.

Câu chuyện từ nhân vật Phan mỗi lúc một được mở rộng, với nhiều lối rẽ, tình tiết mới lạ, cùng bút pháp linh hoạt tinh tế, hóm hỉnh, giàu khám phá bất ngờ và gần như phi cổ điển, đã khiến người đọc khó rời mỗi trang viết của Hồ Anh Thái. Bàn về tiểu thuyết, José Ortega y Gasset, tiểu thuyết gia nổi tiếng Tây Ban Nha có lần nói: Suốt thế kỷ thứ XIX, tiểu thuyết sống được bằng đề tài. Nhưng đề tài không phải là cái mạch quặng vô tận. Những kẻ đến trước đã đào bới lấy hết cả rồi.

Cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước đã kết thúc gần nửa thế kỷ. Viết về những năm tháng lớn lao này vẫn là cảm hứng của nhiều thế hệ nhà văn hôm nay. Một cốt truyện hay và lạ và mới như “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” luôn luôn là một thách thức không dễ vượt qua với mỗi cây bút.

Ma Văn Kháng
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân