Giá trị chân thật của nước mắt và niềm vui

TUY HÒA - Thứ Sáu, 24/03/2023 , 13:03 (GMT+7)

Giá trị chân thật từ hồi ký ‘Nước mắt và niềm vui’ của tác giả Vũ Thành Trung, được giới cầm bút chia sẻ trong buổi ra mắt tác phẩm vào sáng 24/3 tại TP.HCM.

Tác giả Vũ Thành Trung chia sẻ về cuốn hồi ký "Nước mắt và niềm vui" tại TP.HCM sáng 24/3.

Giá trị chân thật của cuộc đời tác giả Vũ Thành Trung (quê quán Bình Thuận, định cư tại Bình Dương) được chính ông ghi lại giản dị trong hồi ký “Nước mắt và niềm vui”. Giá trị chân thật qua gần 300 trang sách, chia thành 15 chương, được viết ở tuổi 80, càng cho thấy ý nghĩa của những điều tác giả muốn gửi gắm.

Mục đích cuốn sách nhằm tái hiện “những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông Nam bộ”, nhưng giá trị chân thật mang lại cho công chúng thì nhiều hơn thế. Tác giả Vũ Thành Trung sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Khi đất nước thống nhất, trong nhà của ông có đến ba người được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gồm người mẹ Trần Thị Kiến và hai người chị Võ Thị Tới, Võ Thị Hoa.

Từ tháng 7/1961, chàng nông dân Võ Thanh Xuân thoát ly theo kháng chiến, lấy tên là Vũ Thành Trung, và có một hành trình đi qua nhiều mất mát khói lửa, lắm ơn nghĩa đồng bào.   

Những trang viết sinh động nhất và giàu chất văn học nhất trong “Nước mắt và niềm vui” là câu chuyện về mối tình đầu giữa Vũ Thành Trung với cô láng giềng tên Chỉnh. Họ cũng có những giận hờn, những nhớ nhung nhưng đành xa cách vì hoàn cảnh Tổ quốc thời giặc giã bom đạn. Họ vương vấn, họ bẽ bàng  và họ chấp nhận hy sinh cái riêng duyên nợ đôi lứa cho cái chung hòa bình dân tộc.

Hồi ký “Nước mắt và niềm vui” của Vũ Thành Chung đã góp thêm tư liệu về “Những ngày cuối cuộc chiến tranh”, “Miền Nam sau ngày 30/4/1975”. Đặc biệt là những chi tiết về con đường Hun Sen phản đối sự tàn bạo diệt chủng của Pol Pot và Khơ Me Đỏ, đã vượt biên sang Việt Nam cầu viện vào tháng 7/1977.

Chính cuộc đời lặng lẽ trải nghiệm và đóng góp, Vũ Thành Trung có những góc nhìn đáng suy ngẫm. Với công việc mình gắn bó, ông nhận diện: “Nghề công an, với biểu tượng thanh gươm và lá chắn, có được quyền “bắt hay thả” trong tay, trước muôn trùng cám dỗ, tôi thấm thía thắng bản thân mình mới là trận chiến khó khăn nhất”. Với sự phát triển xã hội, ông chia sẻ: “Tôi chỉ biết tình hình của tỉnh Sông Bé, mà chắc các địa phương khác cũng như vậy, cứ nhập vào rồi tách ra nhiều lần, rất thiệt hại kinh tế cho đất nước”.

Cuốn sách ghi lại cuộc đời nhiều trải nghiệm của tác giả Vũ Thành Trung.

Từ cuốn sách “Nước mắt và niềm vui” của một người vốn xa lạ với nghề cầm bút, càng hiểu rõ hơn ý nghĩa về giá trị chân thật của những trang viết phi hư cấu. Xu hướng phi hư cấu được ghi nhận và tôn vinh ở nhiều quốc gia. Giải Nobel văn học 2015 đã xướng tên nhà báo Svetlana Alexievich với tác phẩm tiêu biểu “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ”.

Tại nước ta, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã trao cho những tác phẩm phi hư cấu như “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của Trần Mai Hạnh hoặc “Gánh gánh gồng gồng” của Xuân Phượng. Một tác phẩm phi hư cấu khác được trao giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM cũng tạo tiếng vang dư luận là “Được sống và kể lại” của Trần Luân Tín.

Thế kỷ 21 được dự báo là thế kỷ của văn chương tự sự. Rất nhiều tác phẩm hồi ký hoặc tự truyện liên tục xuất hiện và được đón nhận nồng nhiệt. Và đáng mừng là tác giả tự sự không chỉ gói gọn trong giới sáng tác, mà còn mở rộng sang giới chính khách, giới doanh nhân, giới biểu diễn và cả những con người bình thường nhất, vô danh nhất.

Vì sao như vậy? Vì ở thế kỷ 21, khi đối diện với kỷ nguyên số và những thành tựu công nghệ hiện đại chi phối nhịp sống hối hả ngột ngạt, chúng ta chợt hiểu ra một sự thật, đó là từng con người càng trở nên nhỏ bé hơn và càng đáng trân trọng hơn.

Bằng văn chương tự sự, bằng giá trị chân thật, mỗi số phận tự cất lên tiếng nói của mình, tự hát lên giai điệu của mình, để chứng minh sứ mệnh làm người thật kiêu hãnh, thật thiết tha. Và thông qua văn chương tự sự, con người học cách lắng nghe lẫn nhau, đồng điệu với nhau để kết nối cộng đồng ấm áp hơn, văn minh hơn.

Cuốn sách “Nước mắt và niềm vui” của Vũ Thành Trung, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, có thể xem là một ví dụ, để độc giả thấy rằng những ngày tháng đã trôi qua luôn đọng lại những dấu vết khó quên. Mỗi lời tự sự từ trái tim đều là chất liệu cho sáng tạo.

Mỗi con người, dù là vua chúa hay thảo dân, dù là đại gia hay ăn mày, cũng chỉ giống như hạt bụi trong sự thăm thẳm của lịch sử. Để những hạt bụi lịch sử không trôi dạt mịt mờ vào hư vô, thì người viết phải có trách nhiệm biến những hạt bụi lịch sử thành những hạt vàng văn chương. 

TUY HÒA
Tin khác
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.