'Đi về nơi hoang dã' cùng Nhật Tuấn

PHAN THỊ HÀ DƯƠNG - Thứ Sáu, 17/02/2023 , 16:25 (GMT+7)

Có những cuốn sách đến với ta rất tự nhiên, một buổi chiều khi mặt trời buông sớm, ta tần ngần đứng trước giá sách và rút xuống một cuốn đã quên lâu.

Bìa cuốn sách Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn.

Thậm chí không nhớ là đã từng được tặng, và bỗng nhiên nó choán lấy toàn bộ suy tư của ta, như một quà tặng của sự Tình cờ. Có những cuốn sách đã đến với ta qua những kỳ công ngoạn mục để đến khi ta cầm trên tay thì đã có một câu chuyện gắn liền.

"Moon Palace" thuộc thể loại thứ nhất. "Đi về nơi hoang dã" thuộc thể loại thứ hai.

Một đồng nghiệp Pháp sau khi háo hức kể với tôi đã đọc gần hết các sách của Dương Thu Hương dịch ra tiếng Pháp, và mất hết hào hứng vì mấy câu trả lời của tôi, đã nói với tôi về "Retour à la Jungle". Tôi không thể hình dung đây là cuốn sách nào. Cũng may mà có tên tác giả Nhật Tuấn nên cuối cùng cũng tìm ra đó là "Đi về nơi hoang dã", chưa một lần nghe tên.

Cuốn tiểu thuyết có toàn văn trên mạng, và những trang đầu tiên đã cuốn hút tôi, nhưng tôi không tiếp tục vì chỉ quen đọc tiểu thuyết với những trang sách được mở ra. Tuy nhiên tìm một cuốn tiểu thuyết từ năm 1988 là không dễ, kể cả khi nó được tái bản năm 2005 đi nữa. Cuối cùng một người bạn đã tìm cho tôi bằng những tình cờ run rủi, nên đúng dịp 20/11 thì cuốn sách đã đến tay tôi như một quà tặng.

Vậy là mở những trang sách ra như đã đi qua một chặng đường. Cuốn tiểu thuyết cũng là một hành trình. Hành trình trong hoang dã. Tất cả chìm trong không gian một miền rừng núi đầy gai sắc, không có con đường nào, chỉ có mây mù trên đỉnh những rặng núi, đích tới mơ hồ và xa xăm. Những con người không tên không tuổi phải mở một con đường lên một đỉnh núi lơ mơ trên bản đồ trong cái đói quay quắt, trong sự cách biệt gần như tuyệt đối với đời sống bình thường. Gần như tuyệt đối, bởi vì vẫn còn một hai lần cuộc sống thường hiện diện.

Nhưng thật kỳ lạ là sự hiện diện ấy lại như kéo ta về một nơi nào rất xa lạ với dòng suy nghĩ và cảm xúc trong ta, ta chỉ muốn quay về ngay với miền rừng hoang dã kia, nơi không có sự hiện diện nào của đời sống, nơi sự cách biệt và cô đơn không chỉ giữa năm con người đó với phần còn lại của thế giới mà còn là giữa chính họ với nhau, mỗi người là một thế giới riêng, rất ít cảm thông và chia sẻ, kể cả khi đã bị dồn đến chân trời.

Ta muốn quay về nơi hoang dã đó vì chính ở đó những tâm tư của từng con người đã bộc lộ và đang sống cuộc sống trọn vẹn của mình. Vì ở nơi đó, chỉ có duy nhất thôi, một tấm lòng tự nhiên nhất, đang thẩm thấu và phản chiếu tâm tư của những người xung quanh.

Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là một không gian mịt mùng nơi những ước vọng của con người được vun đắp và gìn giữ một cách tội nghiệp và tuyệt vọng, nơi dường như mỗi người cố bấu víu vào một quá khứ hay một tương lai của cuộc sống bình thường để có thể vượt qua những tháng ngày khốn khó này. Những bấu víu tưởng bền chắc như sức nặng một đời người vậy mà đã tuột trơn cùng với xối xả những cơn mưa.

Chỉ có một con người không quá khứ, không tương lai, không hy vọng, không tưởng tượng. Đơn giản và tự nhiên như một giọt nước trong.

Và chính vì thế, dẫu cho nhiều tăm tối và cay đắng, thì cuối cùng đọng lại trong ta vẫn là hình ảnh về một giọt nước trong.

Một giọt nước như ngàn giọt nước khác trong biển cả, nhưng nó trong veo. Nó chưa có những hạt bụi bẩn của những toan tính dính vào, và nó cũng chưa có những lấp lánh bụi pha lê chạm tới. Nó dường như không có ý thức gì về chính mình. Nó trong veo. Trong veo để có thể thẩm thấu và phản chiếu những hình ảnh của cuộc sống quanh mình.

Và ta hiểu rằng, với tất cả sự đơn giản tự nhiên nhất khi sinh ra, tâm hồn của một con người có khả năng thông cảm, có khả năng rung động, có khả năng chia sẻ và thấu hiểu những tâm tư.

Phó giáo sư Phan Thị Hà Dương học Đại học tổng hợp Toán đến hết năm thứ ba thì sang Pháp. Chị làm tiến sĩ Toán - tin và làm maitre de conférences tại Paris 7 năm 26 tuổi. Năm 2005 chị về nước công tác tại Viện Toán học. Phan Thị Hà Dương là con gái cố giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, nhà khoa học máy tính nổi tiếng của Việt Nam.

PHAN THỊ HÀ DƯƠNG
Tin khác
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?
Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Sự kiện