Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Lưu Thành Tựu - Thứ Bảy, 25/01/2025 , 12:32 (GMT+7)

Cuối tháng Chạp chộn rộn người xe tất bật, những buổi chợ cũng vội vàng bao nhiêu giọng điệu gợi lên nhiều kỷ niệm xôn xao về năm cũ sắp trôi qua.

Một góc chợ Tết ngày xưa.

Cuối tháng chạp, thời tiết đỏng đảnh cả năm cũng trở nên đằm thắm dịu dàng se sắt bởi chút gió đông sót lại khi mùa xuân hây hẩy ùa về. Dạo quanh vòng chợ, bất chợt nhận ra chợ quê đã khác rồi nhắm mắt hồi tưởng ngày xưa chị Bảy bán mắm ngay ở cửa chợ, cô Năm bán vải thường mặc áo bông, bà Mười ngồi bán bánh đúc, cạnh tiệm tạp hóa cô Hai chuyên bán nhẫn lắc dây chuyên mà bọn trẻ hay ùa ra mua rồi đeo lên lủng lẳng với tâm trạng hĩnh hĩnh trong chiều tất niên.

Chiều tất niên năm nào, tôi hay theo má ra chợ. Bà tần ngần giữa chợ vì ít tiền nên đắng đót chọn mua mỗi thứ một ít gói ghém đủ ăn trong ba ngày tết. Ở chợ, người bán kẻ mua có cùng âm sắc, cùng phương ngữ trao đổi, người mua đo được tấm lòng người bán, người bán hiểu rõ tâm trạng người mua, bởi người nào cũng gốc gác từ nông dân ra chợ.

Bây giờ ra chợ nghe nhiều giọng lạ, tất cả tạo nên hợp âm vùng miền sống động, hối hả trong tâm thế tất tả của những ngày cuối tháng chạp. Trong hỗn mang âm thanh ấy, lẫn có tiếng va đập chao chát, rồi tiếng chì tiếng bấc, tiếng nan nỉ ỉ ôi xen lẫn tiếng than thở nghẹn ngào. Bất chợt lòng chùng xuống khi chứng kiến hình ảnh và lời nói văng tục của anh trai miền Tây khi điên tiết đập nát các chậu hoa ngay thời khắc giao thừa, để sáng mai về lại căn nhà trống rỗng, anh cùng vợ con gặm nhắm nỗi buồn vì cái tết bẽ bàng theo mùa hoa tha hương.

Không biết tự lúc nào, tôi thích nghe giọng nói miền Tây, nghe tiếng mời Chế ơi, Cậu ơi mua giúp dùm em... Đó không phải lời rao giữa chợ, nó như lời mời của người trong nhà, giống mời nước mời cơm chân thành mà không đong đưa mồm mép, khác hẳn tiếng rao lặp đi lặp lại được cấy ghép nhả ra từ loa phóng thanh.

Chợ quê cuối tháng chạp ồn ã, người bán buôn như chim di trú, chẳng biết nơi nao là bến đỗ sau cùng, chỉ trừ dân địa phương. Dân địa phương thường hay vào sạp, thường nói cùng phương ngữ, cùng xưng má xưng con, cùng xưng bảy xưng mười, nếu lỡ mua hàng không ưng đổi lại. Hôm nào ra chợ gặp người xưng má thì thấy thương luôn vì lâu lắm rồi mình không được nghe, nên nỗi nhớ da diết từ đâu ập về.

Giọng chợ hôm nay trộn lẫn theo nhu cầu mưu sinh. Chỉ cần nhìn thấy hàng bán và nghe qua giọng nói đã khắc họa gia cảnh của họ, họ bỏ lại chồng con mang theo hành trang vào Nam là dư vị quê hương trên đôi quang gánh. Vậy nên người bán tàu hủ có giọng nói riêng, người bán mì gõ có cùng âm sắc nên tôi đồ rằng, người bán mì gõ tất thảy miền Trung và không ai nấu ngon bằng họ. Tương tự như vậy, chợ quê có thêm bánh pía bánh cam, bánh ú bánh ít được gói cẩn trọng như gói ghém yêu thương của người dân sông nước.

Có người nói, cảm nhận cái tết là những ngày cuối tháng chạp. Và cảm nhận những ngày cuối tháng chạp không đâu bằng ở chợ. Bởi lẽ, ở chợ, những ngày cuối tháng chạp thêm cám cảnh nhiều phận đời tha hương cầu thực. Kẻ háo hức bán vội mớ hàng sót lại rồi vội vã lên xe tốc hành kịp sum họp gia đình, người bần thần ở lại trong nỗi nhớ niềm thương về cái tết xa nhà với tâm trạng thẩn thờ lạc chợ để cuối cùng quay về nhà trọ ẩn dật một mình.

Đám sinh viên xa nhà ru ngủ niềm vui về quê ăn tết, túa ra tìm kiếm việc làm thời vụ mong có tiền trang trải học hành. Chị đồng nát, ve chai hẹn trở lại đồng bằng Bắc bộ sau tết, bởi trước và trong tết là mùa mưu sinh vào vụ để bù lại chuỗi ngày khó khăn vất vả trong năm. Thương bà bán vé số cần mẫn mời mọc, thương cậu trai mù đứng hát cải lương, thương mảnh đời cơ nhỡ rồi tự hỏi, không biết trong những ngày này họ có nhà cửa, có quê hương để về?

Tranh của họa sĩ Lê Phổ.

May mắn tôi có quê hương để về. Về thăm lại chợ quê trong những ngày cuối tháng chạp, về với thời quá vãng để hình dung má tôi loay hoay giữa chợ mà chẳng mua gì vì không có tiền. Những năm tuổi già, bà cũng loay hoay giữa chợ mà không mua gì vì mắt mờ chân yếu, cốt ra chợ để nghe tiếng người rồi hình dung chỗ này, chỗ kia ngày xưa ai ngồi.

Bây giờ má đã về trời, tôi một mình ra chợ nên buổi chợ cũng xao xác theo, như quãng đời xác xao chạy chợ của má. Bây giờ giọng chợ có nhiều cung bậc, lúc trầm lúc bổng, lúc da diết, lúc hối hả ngược xuôi. Trong vũ khúc đa âm ấy, tôi tạm gọi đó là giọng chợ mà trong đó có giọng má tôi, giọng bà gọi thằng con khi nó đang nhẩn nha đâu đó quanh chợ, tiếng gọi ấy như từ âm ba vọng về khắc khoải nhớ thương mà cả cuộc đời tôi không thể quên.

Lưu Thành Tựu
Tin khác
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?
Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.