Chuyện nhà văn Tạ Duy Anh đãi trộm: [Kỳ 2] Mách cho trộm lối thoát thân

Tạ Duy Anh - Thứ Năm, 11/05/2023 , 06:14 (GMT+7)

Hôm ấy là chủ nhật, Vũ Hữu Sự viết bài xong thì chả còn việc gì. Anh gọi điện nói là lên nhà tôi xin bữa cơm với vài chén rượu nhạt...

Năm 1995, dù vẫn chưa hết nợ tiền nhà, tôi vẫn quyết mua của nhà văn Vũ Hữu Sự cái xe máy Cub đời 81 bằng hình thức trả dần. Vũ Hữu Sự vốn thương tôi cọc cạch cái Ba-bét-ta nhiều phen cong mông guồng không nổ được máy, nên việc anh đổi xe mới, thực ra cũng là để tạo cớ cho tôi mua lại xe của anh. Cứt cá hơn lá rau! Cho dù cũ, ghẻ lở, bắt đầu “ăn dầu”, giảm xóc lại hết tác dụng, nhưng xe Nhật vẫn cứ ăn đứt nhiều xe mới của các nước khác.

Minh họa của Nguyễn Mạnh Hùng

Lần đầu trong đời có hẳn một cái xe máy Nhật, tôi gần như sống trong mơ. Nhiều người lúc ấy thèm thuồng có được chiếc xe như vậy, chứ chả riêng gì tôi. Vì thế, tôi rất quan tâm đến việc trông nom, bảo vệ. Thời ấy trộm cả xe thì ít và cũng không hề dễ, nhưng trộm bộ phận của xe, như gương, đồng hồ, đèn xi nhan, ốp đèn pha, thậm chí cả chắn gió…vẫn thường xảy ra. Mỗi lần bị mất, chỉ có cách lên chợ giời chuộc lại chính thứ của mình. Nhưng nhu cầu được ngắm xe quá lớn, nên chỉ đến tối tôi mới đem gửi, còn trong thời gian ban ngày cứ dựng ở cái sân dưới tầng một, thỉnh thoảng đứng từ trên nhìn xuống cho khoái mắt.

Vì thế mới nên chuyện.

Số là sau khi tôi mua nhà về Tân Mai, thì Vũ Hữu Sự cũng nhờ tôi mua cho anh một căn, loại nào tùy tôi chọn. Anh mang cả một va li tiền lẻ đến quẳng vào nhà tôi, rồi nói là bận đi công tác, mọi việc do tôi quyết định. Hơn tuần sau quay lại, câu đầu tiên Vũ Hữu Sự hỏi tôi là nhà tôi mua cho anh ấy đâu? May là trong hơn tuần ấy, tôi cũng đã xong việc Sự nhờ, không tin nổi nó lại đơn giản và nhanh đến thế. Tôi thanh toán tiền mất gần một đêm, nhận giấy tờ, nhận chìa khóa xong xuôi, thì Sự về. Hôm nhận nhà, Sự đi đi lại lại từ phòng này sang phòng kia, từ góc đông sang góc tây, sờ mó chỗ này chỗ khác rồi buông một câu: “Được phết nhỉ”. Nếu tôi không ấn vào tay anh giấy mua nhà, cùng chứng nhận thanh toán dặn cất thật kỹ, có thể chả bao giờ anh biết có những thứ đó trên đời.

Từ khi Sự dọn về ở hẳn, chúng tôi có cơ hội thường xuyên ngồi trà thuốc với nhau. Hồi bấy giờ, Sự làm việc chính thức ở báo Nông nghiệp Việt Nam, còn tôi thì cộng tác, chủ yếu viết phần phiếm luận và tản văn. Tản văn do tôi chọn đề tài. Còn phiếm luận thì tòa soạn cứ đặt bài là tôi viết, bất kể về vấn đề gì, bất kể giờ nào. Tôi viết tay, đa phần rất nhanh, bản thảo sạch tinh tươm, trên giấy học trò. Thường thì buổi sáng, đầu giờ, tôi xuống nhà gửi Sự chuyển bài cho tòa soạn. Nhiều hôm buổi chiều Sự đã mang báo có bài đăng về. Những lần như vậy, chúng tôi đều rất vui. Khi nào có nhuận bút, họ Vũ lĩnh hộ, mang lên tận nhà, tiện thể ngồi nhâm nhi thứ gì đó.

Hôm ấy là chủ nhật, Vũ Hữu Sự viết bài xong thì chả còn việc gì. Anh gọi điện nói là lên nhà tôi xin bữa cơm với vài chén rượu nhạt. Khoảng 5 giờ chiều thì vợ tôi dọn mâm. Trời mùa hè giờ đấy vẫn hầm hập. Chúng tôi cởi trần ngồi nhâm nhi và, như mọi cuộc khác, nói đủ thứ chuyện. Giọng tôi  oang oang, giọng Sự cũng không hề kém. Chỉ có hai thằng mà như có cả một cuộc hội thảo.

Khi vợ tôi và cô con gái 3 tuổi đã ý tứ vào phòng trong, chúng tôi càng được thể mở “loa” hết cỡ.

Bỗng trong muôn vàn âm thanh hỗn tạp, chả hiểu sao tôi vẫn nghe thấy một tiếng “keng” trầm đục, rất nhỏ, như kiểu ai buột tay đánh rơi vật kim loại nào đó, chẳng hạn cái kìm hay cái cờ lê. Bình thường thì tôi cho qua. Nhưng vì luôn nhớ là chiếc xe vẫn để dưới cổng, nên tôi bèn đứng dậy, cảnh giác ra cửa ngó xuống. Trước mắt tôi hiện ra một tấm lưng to bè, trong chiếc áo bay mầu cỏ úa, đang cố bám vào thành tường cao quá đầu để nhảy ra ngoài. Tay kẻ trộm thuộc loại đô con. Ngay lúc ấy tôi đã nghĩ nhanh: “To khỏe thế mà không đi làm, lại đi ăn cắp”. Cũng vừa lúc anh ta kịp bám lên hai ba lần, định trèo ra ngoài, nhưng vì tường cao, tay bám với, nên lần nào cũng lại bị rơi uỵch xuống. Thấy rõ là anh ta bắt đầu cuống. Nhìn cảnh đó, tôi chỉ muốn bật cười và tự dưng thấy mủi lòng. Tôi bèn bảo to:

-Cứ bình tĩnh, phía sau có bậc đấy.

Tên kẻ trộm, chắc vì cuống quá không nhận ra cái bậc, nghe tôi mách ngay lập tức lùi lại, đặt một chân lên bậc và chỉ nghe thấy tiếng “bịch” phía bên ngoài.

Vụt một cái hắn biến mất.

Bấy giờ tôi mới xuống để xem tên trộm định tháo cái gì trên chiếc xe. Trước mắt tôi chiếc đồng hồ công-tơ-mét đã bị bứng ra khỏi xe nhưng vẫn đang treo lủng lẳng do chưa dứt được khỏi sợi dây cáp. Hồi đó đa phần các chủ xe máy đều áp dụng cách ấy để bảo vệ đồng hồ công-tơ-mét, là thứ vừa dễ mất, vừa khá đắt tiền nếu phải mua ở chợ trời. Tên trộm bỏ lại một cái tuốc-nơ- vít. Cũng chính là vật gây lên tiếng “keng” mơ hồ mà tôi vô tình nghe thấy. 

Ở bên trên mọi người đã kịp xô cả ra cửa. Vợ tôi bảo:

- Sẵn cả đống đá (do con gái tôi và thằng bé hàng xóm nhặt về để chơi trò bán hàng, viên nào cũng to cỡ quả trứng, chất cả chục viên ngay chân cửa) sao không nện cho nó mấy phát, để nó cạch từ nay không dám đến.

 Tôi bảo với vợ:

- Ném đá là hạ sách, tha nó mới kinh em ạ. Chắc chắn thằng trộm nào đó hôm nay phải cảm động lắm. Nó sẽ trả ơn anh bằng cách không đến ăn trộm nhà mình nữa. Rồi em xem.

Vợ tôi tất nhiên là bĩu môi, không chấp nhận cách giải thích của tôi. Nhưng quả nhiên cho đến lúc chúng tôi chuyển đi vào 7 năm sau, không thằng trộm nào bén mảng gần cổng nhà tôi, dù xe máy tôi vẫn để dưới sân, nhiều khi qua đêm luôn. (Còn nữa)

Tạ Duy Anh
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân