Chiến sĩ công an bất ngờ xuất hiện ở phố trọ thi ca

Lê Thiếu Nhơn - Thứ Sáu, 20/09/2024 , 11:22 (GMT+7)

Chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn mang đến đời sống văn chương một giọng điệu thi ca tương đối riêng biệt, qua tập thơ đầu tay có tên gọi ‘Phố trọ’.

Nhà thơ 36 tuổi đang mang quân hàm thiếu tá công an Trần Lê Anh Tuấn.

Chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn đang mang lon thiếu tá, làm việc tại Sở Công an tỉnh Phú Yên, có thể xem như một trường hợp khá độc đáo vài năm gần đây trong đời sống thi ca. Công tác ở một ngành không yêu cầu tố chất văn chương, nhưng anh lại có chí hướng tìm kiếm và thân thiện với những sáng tạo văn chương. Kết quả của hành trình không đơn giản, chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn có được một giọng thơ khác lạ ở môi trường trầm bổng bao nhiêu vần điệu quen thuộc xung quanh.

Một đặc tính của thơ đích thực là dễ dàng hình dung về tác giả qua những câu chữ do họ viết ra. Chẳng ai giấu được mình trong thơ, trừ khi thể hiện qua thứ na ná thơ. Nói cách khác, thơ mang được dấu vết số phận người viết, thì thơ tương tự Chat GPT. Thử mở Chat GPT thơ của chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn, xem có được thông tin gì.

Hỏi, Trần Lê Anh Tuấn từng có hoàn cảnh sống ra sao? Chat GPT thơ trả lời: “Tôi trọ đã ba phố/ Mỗi lần đi thêm một tuổi khuya/ Chiếc chìa khóa cũ thân quen/ Giờ lần tìm từng góc xưa rêu phủ”.

Hỏi tiếp, Trần Lê Anh Tuấn có những niềm riêng gì? Chat GPT thơ trả lời: “Anh ở đây/ Một giáo đường mưa/ Một mùi hương sạch/ Một ngọn đèn lả bóng/ Một mộng thương hồ/ Một đêm đông tỉnh lẻ / Và những cái ly đựng đầy tiếng chuông/ Anh uống từng con sóng ngày xưa vỗ vàng bông điên điển”.

Cũng dùng thi ca, Trần Lê Anh Tuấn phác họa được vùng đất miền cao Đồng Xuân nơi anh sinh thành “Người qua nhau quá giang về đâu/ Sương giăng thị trấn lên đỉnh núi” và vùng đất phố nhỏ Tuy Hòa nơi anh cư ngụ “Phố thành thật rét/ những cây cầu/ Sông thành thật trôi/ dưới đáy sâu”. Hơn nữa, bằng sự bận tâm không dễ dãi của mình, Trần Lê Anh Tuấn có cách riêng thảng thốt với quê hương: “Đừng ghi vào sóng/ Những ngọn tháp say/ Ngàn sau mê tỉnh/ Một lần cỏ cây”.

Trần Lê Anh Tuấn luôn viết những câu thơ tách khỏi mẹo điển cố và luật văn phạm. Thơ anh không nuông chiều cảm xúc, mà chọn lọc cảm xúc. Thái độ chuyên nghiệp ấy, giúp anh nhẹ nhàng gọi tên sự rung động, thay cho việc gắng gượng gọi tên sự quan sát. Vì vậy, trong thơ anh, ngoại cảnh cũng xao xác “Tiếng đàn vô gia cư/ Vang lên tự do/ Cánh đồng của tuổi cỏ thơm/ Bay trong nhớ quên tóc lạ” mà nội tâm cũng run rẩy “Bao nhiêu vụng dại nở hoa/ Mà trăm năm như đường vắng/ Nhớ em bỏng những ngón tay”.

Tập thơ "Phố trọ" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Ưu điểm vượt trội của Trần Lê Anh Tuấn là tránh xa mọi kiểu làm dáng thi ca. Khi thật cần thiết, anh chỉ làm mới hình ảnh để đặt vào không gian bài thơ. Núi Chóp Chài có dịp xuất hiện khá thú vị trong thơ anh, với thao tác một địa danh được tách ra thành hai ký hiệu thẩm mỹ: “Chóp mơ mai/ Chài sương khói”.

Trần Lê Anh Tuấn có vẻ tìm được phong cách thơ không mấy khó khăn. Bí quyết gì? Đó là anh để thơ xen vào cấu trúc vận hành đời thường bằng sự thổn thức cá nhân, dẫu viết về một đối tượng cụ thể “Em bây giờ sử thi/ Là nghi lễ của mùa xuân/ Là mù sương không cài cửa/ Là ánh trăng đổ đầy rượu” hoặc viết về một kỷ niệm mơ hồ “Mùa thu lãng quên lối cũ/ Thồ không một tiếng ngựa xa/ Và em cung đường sương phủ/ Quanh co trên sợi tóc già”.

Cho nên, anh có được những câu thơ miên man đối thoại thực hư, giữ lại chớp sáng giữa sương mù, níu lấy giọt mưa giữa nắng bỏng: “Ở thành phố này có những câu chuyện thoảng mùi khuya khoắt/ Tôi với ông một trẻ một già một bóng hồng leo lắt thời gian/ Ông rót kí ức qua tôi bằng ánh mắt cát chảy/ Tôi biết mình từ đây mang theo những con sóng biển và một lưỡi liềm/ không cắt nổi bờ bãi dấu chân”.

Với tập thơ đầu tay “Phố trọ”, Trần Lê Anh Tuấn ở tuổi 36 đã khẳng định thơ anh coi trọng cả ngữ nghĩa lẫn ngữ âm, để sau mỗi dấu chấm câu còn ngân lên một nốt nhạc không lẫn khuất trong bản hòa thanh mệnh kiếp con người. Anh chấp nhận thử thách “Đứng trên miệng núi lửa/ Thấy lòng mình cháy sém một màu cây” thì chắc chắc con đường thơ của anh còn rất dài phía trước “Chân trời gọi anh rời đi/ Qua đông đảo tiếng cười tìm lặng im tiếng khóc/ Anh đi như mũi tên/ Mà những bông hoa mang vết thương thầm rưng rức hương”.

Lê Thiếu Nhơn
Tin khác
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.

Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.